Làm "lầu" lênh khênh, nuôi thú biết bay, hứng thứ "phân vua" bán đắt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Anh Lê Hồng Hiệp ngụ ấp Hòa Quới xã Hòa Tịnh huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) thành công với mô hình nuôi dơi lấy phân trên 10 năm nay. Hiện, với 5 chuồng nuôi dơi, mỗi ngày anh thu 10 kg phân dơi khô bán đắt tiền mang về 500.000 đồng...
Với tập tính sau khi đi kiếm mồi, dơi lại bay về tổ và bắt đầu thải lượng phân dưới mảnh lưới bên dưới chuồng. Mỗi ngày vào buổi trưa gia đình anh Lê Hồng Hiệp thu gom phân có sẵn trong lưới và đem phơi khô. Chính loại phân dơi này nếu bón sẽ có nhiều tác dụng, công dụng tốt đối với cây trồng.
Về cách thiết kế nhà nuôi dơi, anh Hiệp cho hay, thiết kế nhà nuôi dơi theo hình lục giác, làm 6 trụ cao từ 8 - 10 m trở lên, nền chuồng nuôi dơi dài 7 - 10m, ngang 3 - 5m; nóc chuồng nuôi dơi phải lợp bằng lá dừa nước.
 Mô hình làm chuồng dụ dơi về ở, nuôi dơi lấy phân của gia đình anh Lê Hồng Hiệp.
Mô hình làm chuồng dụ dơi về ở, nuôi dơi lấy phân của gia đình anh Lê Hồng Hiệp.
Trên trần của chuồng nuôi dơi phải lắp một cái sàn bằng cây để chịu được trọng lượng khi treo các tàu lá thốt nốt. Việc treo các tàu lá thốt là để làm ổ cho dơi ở).
Theo anh Hiệp, làm chuồng nuôi dơi bài bản, đúng, phù hợp với tập tính của dơi thì việc dụ dơi về ở sẽ hiệu quả. Cách dụ dơi về ở khá đơn giản nếu người nuôi thiết kế chuồng, làm chuồng đúng theo hình lục giác với 6 trụ cao và trong chuồng treo lá thốt nốt...
Theo người nuôi dơi ở ấp Hòa Quới, xã Hòa Tịnh, với cách làm chuồng nuôi dơi như vậy, chi phí làm một chuồng nuôi dơi khoảng hơn 6 triệu đồng. Trong quá trình nuôi dơi, người nuôi cần phải chăm sóc thường xuyên chuồng dơi.
Vào mùa mưa, người nuôi phải che kín chuồng nuôi dơi bằng lá chầm 4 bên vách chuồng. Việc này vừa làm ấm dơi vừa tránh được mưa tạt vào làm ướt dơi, ướt lá ổ.
Vào mùa nắng nóng cần phải bỏ bớt lá thốt nốt trong ổ ra để dơi được thoáng mát. Dơi rất sợ rắn lục, rệp vì vậy cứ 5 - 6 tháng thì thay lá ổ một lần.
Hiện nay các thành viên trong gia đình anh Hiệp đã làm được 5 chòi nuôi dơi lấy phân, mỗi ngày mỗi chuồng dơi cho thu hoạch trung bình 2 kg phân khô.
Phân dơi khô có thể bán lẻ tại nhà với giá trung bình 50.000 đồng/kg, như vậy với mỗi chuồng nuôi dơi cho thu nhập 100.000 đồng/ngày. 
Với mô hình làm chuồng dụ dơi về ở, nuôi dơi lấy phân, gia đình anh Lê Hồng Hiệp mỗi ngày mang về tổng thu nhập 500.000 đồng. Anh Hiệp cho hay, nuôi dơi lấy phân ít tốn kém chi phí, thu nhập ổn định. Nghề nuôi dơi lấy phân giúp gia đình anh Hiệp cải thiện kinh tế.
 
CÔNG DỤNG CỦA PHÂN DƠI
Theo các kỹ sư trồng trọt, phân dơi được gọi là "vua" của các loài phân-"phân vua" vì trong phân dơi có chứa các thành phần hóa học như urê, axít uric, vitamin A, kali... Hàm lượng dinh dưỡng trong phân dơi cao gấp 7 - 10 lần so với phân hữu cơ khác.
Phân dơi có công dụng giúp giải ngộ độc hữu cơ, hạ phèn giảm mặn cho đất; cải thiện cấu trúc đất, tăng độ phì làm cho đất tơi xốp; giúp cây trồng tăng trưởng nhanh, đẻ nhánh mạnh, hạn chế khô cành, rụng đốt, rụng quả sinh lý, hấp thu tốt nhiều dinh dưỡng khoáng trong đất.
Theo Ngọc Duyên (Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang)
Dẫn nguồn từ Dân Việt

Có thể bạn quan tâm

Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.