Từ người bán dạo vỉa hè tới ông chủ cà phê 100 cửa hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đứng ở vỉa hè đường Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp, TP.HCM 8 năm trước, Hoàng Việt không nghĩ tới ngày anh trở thành ông chủ cà phê hơn 100 cửa hàng nhượng quyền. Chỉ có một thôi thúc duy nhất lúc đó là 'phải khởi nghiệ


Từ bỏ việc ngân hàng đi bán cà phê dạo

Hoàng Việt (31 tuổi), quê ở H.Lâm Hà, Lâm Đồng, cử nhân ngành thẩm định giá, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, 6 tháng trước khi tốt nghiệp ĐH anh được mời về làm việc tại một ngân hàng. Công việc đúng chuyên ngành, môi trường làm việc và thu nhập là ước mơ của nhiều bạn trẻ, nhưng chưa đầy 1 năm, Việt xin nghỉ. Yêu thích kinh doanh, muốn cuộc sống sôi động hơn, anh từng ngồi lì trong nhiều tiệm cà phê ở TP.HCM và suy nghĩ về đời mình.

Hoàng Việt trở thành ông chủ hơn 100 cửa hàng nhượng quyền - Ảnh: Thúy Hằng
Hoàng Việt trở thành ông chủ hơn 100 cửa hàng nhượng quyền - Ảnh: Thúy Hằng



Năm 2012, một ngày đi ngang đường D2, Q.Bình Thạnh, thấy cậu sinh viên bán cà phê dạo, một ý tưởng lóe lên, anh lân la tìm hiểu mô hình cà phê mang đi. Chỉ một tuần sau, Việt bắt đầu nghỉ việc ra đứng trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, bên cạnh là chiếc thùng xốp và tấm mành tre tự trang trí, vài chiếc ghế nhựa, bắt đầu sự nghiệp bán cà phê dạo. Mới được vài ngày bán thì đám giang hồ kéo tới, đạp đổ hết đồ nghề khiến Việt bỏ của chạy lấy người. Việt phải dời chỗ bán qua Nguyễn Thái Sơn, Q.Gò Vấp làm lại từ đầu.

“Vốn bỏ ra 1 triệu đồng, mỗi ngày bán được 40 - 50 ly, nhưng 3 tháng sau, lượng khách bỗng giảm 70 - 80%, hỏi ra, khách chê cà phê dở hơn ngày mới bán rất nhiều lần. Tôi hiểu rằng mình sẽ không thể thành công trong kinh doanh đồ uống nếu không làm chủ nguyên liệu”, Việt nói về động cơ khiến anh bắt đầu quay về chính quê hương mình, tìm nguồn cung cấp cà phê ngon, sạch, tử tế.

Có lúc như đi lạc trong đêm tối

“Tử tế”, chỉ là cà phê phải hái chín cây từng trái 100%, sơ chế kiểu mật ong (vỏ trái cà phê chín cây bị đánh ra, phơi luôn cho thấm những lớp mật vào phần hạt), phơi trong nhà kính, sau đó lựa tay, rang mộc và pha máy. Người nông dân đa phần hái cà phê xanh non, phơi cà phê trên sân đất cát, ẩm mốc và thành phẩm phải bán với giá rất rẻ, một ký cà phê nhân chỉ bằng một ly cà phê. Đợi cà phê chín cây mới hái là cách làm lý tưởng nhưng quá nhiều công đoạn, rủi ro, rất ít hộ nông dân dám ủng hộ Việt vào những năm 2013 - 2014, ngay cả chính cha mẹ anh.

Sau nhiều tháng thuyết phục, anh chỉ năn nỉ được một ông cậu đồng ý làm đúng quy trình. Nhưng được mùa, ông cậu cùng lúc đưa về cho Việt 5 tấn hạt cà phê, áp lực chồng chất đổ lên vai Việt. Làm sao bán cho hết để cậu tiếp tục gắn bó? Việt xin mẹ cầm sổ đỏ vườn nhà, vay ngân hàng hơn 100 triệu đồng để mua máy rang cà phê, để tự rang, đóng gói cà phê sạch tự bán. Anh cũng mua lại một chiếc máy pha cà phê gần 100 triệu đồng và trở thành “người lạ lùng” trên đường phố TP.HCM nhiều năm trước khi bán cà phê dạo nhưng pha bằng chiếc máy sáng choang vốn chỉ có trong chuỗi cà phê lớn.

Việt hồi tưởng: “Các khoản nợ khổng lồ bủa vây, tôi căng thẳng đến mức người đờ đẫn, có lúc đi một vòng trong nhà không biết cần lấy thứ gì. Chỉ có một mình bươn chải mà không có mối quan hệ. Tự chọn con đường này và tự quyết định mọi thứ, tôi cảm giác như đang đi lạc trong khu rừng ở giữa đêm tối. Nhưng để thoát ra, chỉ có một cách duy nhất, phải tiếp tục đi thôi”.

Năm 2014, cùng với việc bán dạo, Việt có “cửa hàng” đầu tiên ở gần cầu số 4 đường Hoàng Sa (Q.Tân Bình), thực chất là thuê chung mặt bằng với một ông chủ bán thịt chó buổi tối để giảm chi phí nhất có thể. Phải đặt tên cho quán, Việt nghĩ ra “Laha”, viết tắt của hai chữ Lâm Hà quê hương. Một năm sau, Việt có lời đề nghị nhượng quyền đầu tiên với xe cà phê trên đường Điện Biên Phủ, hướng dẫn tận tình để họ có thể lan tỏa cà phê sạch như mình, Việt không thu chi phí gì thêm. Nhưng cơ duyên ấy cũng thôi thúc Việt đi học sâu hơn về nhượng quyền và phát triển theo hướng này.

Tính tới đầu năm 2020, cà phê của Việt đã có 100 cửa hàng ở TP.HCM, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Cha mẹ anh, sau nhiều năm tháng chứng kiến con mình nói được - làm được, họ tin tưởng dành cả 6 ha trồng cà phê của mình góp sức với con.


Hai người đàn ông đặc biệt


Truyền cảm hứng để Việt bước qua những khó khăn, có lúc tưởng như không thể gượng dậy được, đó là hai người đàn ông. Đầu tiên là cha anh, người bước qua tuổi 50 mới bắt đầu sự nghiệp cầm cuốc làm nông trên rẫy cà phê nhưng lúc nào cũng chăm chỉ và không một lời than vãn cho công việc lắm mệt nhọc. Và một người hàng xóm, lão nông tên Nhiên hơn hai mươi năm trồng cà phê nhưng đi theo con đường không giống ai: trồng cà phê không dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, không phát cỏ, để những loài côn trùng tự nhiên làm màu mỡ cho đất. Ông đã mất cả đời người để đi tìm những người cùng chí hướng, cho tới ngày gặp Việt. Họ bắt tay nhau, và đang bắt đầu thử nghiệm gây dựng lại giống cà phê vàng (Yellow Bourbon) từ thời Pháp.

Cà phê cũng là nhân duyên để Việt được gặp vợ mình, cô gái dịu dàng quê Đắk Lắk - là con bà chủ cung cấp cà phê sạch những ngày đầu anh khởi nghiệp. Gắn bó với cà phê, tổ ấm chộn rộn hơn khi năm mới 2020 họ sẽ đón hoàng tử nhỏ.


Việt rất thích đọc sách và nhớ câu nói “vốn trên mặt đất làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Khởi nghiệp luôn là hành trình không trải sẵn hoa hồng, nhưng Việt biết rằng, anh đã và đang đi đúng con đường lựa chọn.
 

Theo Thúy Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.