Sản phẩm từ cỏ cây và phế liệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tận dụng phế liệu kết hợp với cỏ cây, chị Huỳnh Như Trúc (33 tuổi, ngụ TP.Cao Lãnh, Đồng Tháp) tạo ra bộ sản phẩm handmade gồm ba lô, túi xách, ví…, thu nhập hơn 60 triệu đồng/tháng, giải quyết việc làm cho người khuyết tật.

Chị Trúc cùng một số sản phẩm handmade - Ảnh: Duy Tân
Chị Trúc cùng một số sản phẩm handmade - Ảnh: Duy Tân




Chị Trúc tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng. Chị mở cơ sở handmade nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tận dụng các phế phẩm để tạo ra sản phẩm có giá trị.

Chị ví mình là “cô gái lượm ve chai”, bởi thường xuyên xuất hiện tại các điểm bán ve chai để tìm nguồn nguyên liệu có thể tái chế. Từ các phế phẩm được lựa chọn, chị Trúc kết hợp với cỏ, cây tạo ra ba lô, túi xách, túi đệm, ví... Bộ sản phẩm này được nhận diện bằng hình ảnh các loại trái cây đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long, những địa danh ở VN với mục đích quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước đến với mọi người. Hình ảnh trên sản phẩm được vẽ tỉ mỉ bằng một loại sơn đặc biệt.

Chị Trúc còn thiết kế mẫu túi đệm mang tên “túi tử tế” phục vụ chị em nội trợ và túi đệm thời trang dành cho người đi làm việc nhằm thay thế sản phẩm túi da simili. Trong mỗi túi đệm có các túi giấy dầu với nhiều kích cỡ, dùng đựng các loại thức ăn tươi sống như cá, thịt... Trên túi đệm còn được viết những thông điệp đầy ý nghĩa như “Phụ nữ Đồng Tháp chung tay vì môi trường xanh”…

Chị Trúc cho biết nghề làm sản phẩm handmade cũng lắm khó khăn. Để làm ra một sản phẩm hoàn thiện, nhiều lúc người thợ bị keo dính đầy tay, da tay tróc ra từng mảng và bị kẽm đâm vào tay mưng mủ là chuyện xảy ra hằng ngày… “Tuy vất vả, cực khổ nhưng niềm vui của tôi là sự lao động miệt mài, đam mê. Vậy nên mọi khó khăn chỉ là cơn gió thoảng qua, nhẹ nhàng và đầy cảm hứng”, chị Trúc chia sẻ.

Hiện tại, cơ sở của chị Trúc còn đang tạo công ăn việc làm ổn định cho 5 lao động, trong đó có một sinh viên khiếm thính đang đảm trách công đoạn vẽ lên túi lục bình, giỏ đệm. Chị cũng ấp ủ dự định kết nối cộng đồng những người bị khiếm thính ở tỉnh để họ có việc làm, có thêm thu nhập từ năng khiếu hội họa, đan giỏ.

Chọn online là hình thức kinh doanh chủ yếu nên lúc đầu, ngoài việc đăng lên trang cá nhân như Facebook, Zalo, Instagram, chị Trúc còn tham gia các trang, hội những người yêu hoa handmade, hoa giấy. Đây cũng là điều kiện để chị học hỏi, phát triển sản phẩm rộng rãi hơn. Nhờ vậy, chị dần hoàn chỉnh sản phẩm cũng như mẫu mã hợp xu thế, được đánh giá là hàng cao cấp và được khách hàng ưa chuộng.

Hiện nay, mỗi tháng chị Trúc bán ra thị trường hơn 500 sản phẩm thời trang, hoa giấy các loại với giá từ 50.000 - 350.000 đồng/sản phẩm; riêng tranh gạo hình hoa sen giá 1 triệu đồng/sản phẩm. Nhờ đó, cơ sở của chị có thu nhập hơn 60 triệu đồng/tháng.

 Duy Tân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.