8X Quảng Nam phất lên nhờ nuôi con nhảy "tanh tách" trên cát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xuất thân gia đình thuần nông, Trần Văn Hận (32 tuổi, thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) phất lên nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi năm lời hơn 200 triệu đồng.
Quyết chí thoát nghèo
Về xã Duy Vinh, hỏi về anh Trần Văn Hận, ai cũng ai cũng trầm trồ về một người trẻ, kiên trì làm kinh tế rất giỏi.
 Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát của anh Trần Văn Hận cho lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát của anh Trần Văn Hận cho lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Trò chuyện cùng phóng viên, anh Hận chia sẻ: Trước đây tôi bươn chải đủ nghề để kiếm sống, ai thuê gì làm đó, thu nhập khá bấp bênh. Tình cờ trong một lần đọc báo, thấy nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát cho thu nhập cao, tôi bắt đầu nghiên cứu học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên mạng internet, đồng thời đi tham quan một số mô hình thực tế. Sau đó tôi quyết định đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng làm bước đi khởi nghiệp.
Vùng đất Duy Vinh đầy cát trắng, nắng gió, đời sống của bà con nhân dân chủ yếu là làm ruộng, thu nhập không ổn định. Vì thế, Vinh nung nấu quyết tâm xây dựng trang trại nuôi tôm để vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên quê hương.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Trần Văn Hận hơn 2.500m2, mỗi năm 2 vụ, sản lượng 4 tấn/vụ, mỗi tấn bán ra thị trường có giá từ 90-100 triệu đồng.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Trần Văn Hận hơn 2.500m2, mỗi năm 2 vụ, sản lượng 4 tấn/vụ, mỗi tấn bán ra thị trường có giá từ 90-100 triệu đồng.
Với nhiệt huyết, cùng sự mạnh dạn của tuổi trẻ, năm 2015 từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, cộng với số tiền tích góp được hơn 200 triệu đồng, anh Hận bắt đầu xây dựng trang trại nuôi tôm, diện tích 1.000m2. Anh Hận nói: “Lứa đầu tiên do kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng thấy hiệu quả và có lãi nên tôi quyết tâm mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư trang trại để nuôi tôm….”.
“Năm đầu tiên, số tiền lãi thu được từ nuôi tôm là trên 60 triệu đồng, một con số đáng mơ ước đối với nhiều người trong xã Duy Vinh lúc đó. Hiện nay, với diện tích hơn 2.500m2, mỗi năm 2 vụ, sản lượng 4 tấn/vụ, mỗi tấn bán ra thị trường có giá từ 90-100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình tôi hơn 200 triệu đồng/năm…” - Anh Hận phấn khởi.
Tiếp tục mở rộng quy mô
Chia sẻ kinh nghiệm về nghề nuôi tôm của mình, anh Hận cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt của đơn vị cung cấp giống có uy tín. Trong khâu chăm sóc thì phải chú trọng khoảng thời gian một tháng đầu vì đây là lúc tôm nhỏ, sức đề kháng yếu dễ dịch bệnh do thay đổi môi trường sống, thức ăn, nên phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước nếu có vấn đề gì thì xử lý cho kịp thời.
Theo anh Trần Văn Hận, nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt của đơn vị cung cấp uy tín.
Theo anh Trần Văn Hận, nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt của đơn vị cung cấp uy tín.
“Diện tích ao lắng phải tương đương với ao nuôi để có thể cung cấp đầy đủ nước vào ao nuôi và thay nước kịp thời khi xảy ra vấn đề. Độ sâu mực nước dao động từ 0,8 – 1,5m. Các yếu tố môi trường đảm bảo như: nhiệt độ nước từ 25 – 30 độ C, độ mặn từ 5 – 15%, độ pH dao động từ 7,5 – 8,5; hàm lượng oxy hòa tan > 5mg/l, độ trong từ 35 – 45cm…”, anh Hận cho biết.
Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên chú ý đến mật độ thả, phải đảm bảo phù hợp với mức độ đầu tư cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc và kinh nghiệm. Nếu thả nuôi tôm ở mật độ cao sẽ khiến nền đáy bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại lớn. Mật độ thích hợp là từ 150 – 200 con/m2.
Năm tới, anh Trần Văn Hận sẽ đầu tư thêm khoảng 1.000m2 để mở rộng quy mô trang trại lên hơn 3.500m2.
Năm tới, anh Trần Văn Hận sẽ đầu tư thêm khoảng 1.000m2 để mở rộng quy mô trang trại lên hơn 3.500m2.
Theo anh Hận, quá trình nuôi cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ khâu lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến quá trình chăm sóc một cách nghiêm ngặt mới giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh. Bởi trong nuôi tôm, việc phòng bệnh đặc biệt quan trọng, hơn nữa, nếu tôm đã mắc bệnh thì có chữa trị được tôm cũng chậm lớn, dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, thậm chí thua lỗ... 
“Hiện nay, đầu ra của tôm thẻ chân trắng khá ổn định, thương lái đến tận trang trại nhà để thu mua. Dù nghề nuôi tôm theo kiểu này khá công phu, nhưng bù lại cho thu nhập ổn định, vì thế trong năm tới, tôi dự tính sẽ tiếp tục đầu tư thêm 1.000m2 nữa để mở rộng quy mô trang trại lên hơn 3.500m2, nâng cao thu nhập hơn nữa cho gia đình...”, anh Trần Văn Hận nói.
Trần Hậu - Đại Nghĩa  (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.