Gương sáng làng Ring

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Là người năng nổ, hoạt bát, luôn gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất và sẵn sàng hỗ trợ dân làng phát triển kinh tế, Trưởng thôn Phạm Văn Hiển (SN 1978, trú tại làng Ring, xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai) luôn nhận được sự tin yêu của bà con.
Làm giàu từ nhiệt huyết tuổi trẻ
Giữa buổi ban trưa, khi mặt trời đã đứng bóng, chúng tôi gặp anh Hiển vừa từ rẫy trở về nhà. Chia sẻ cùng chúng tôi về những ngày đầu khi mới đặt chân đến vùng đất nắng cháy da này, anh Hiển cho hay: Rời quê hương huyện Kim Động (tỉnh Hưng Yên) khi mới 22 tuổi, anh xung phong trở thành một trong 8 thanh niên đến làng Ring lập nghiệp với 2 bàn tay trắng. Đến nơi, nhìn xung quanh làng Ring là mênh mông đồi cỏ, không có điện, nước, anh cũng từng có lúc chán nản. Nhưng với ý chí tuổi trẻ, anh đã quyết tâm gầy dựng sự nghiệp.
  Anh Phạm Văn Hiển (bìa phải) trao đổi kinh nghiệm trồng lúa rẫy 2 vụ với người dân làng Ring. Ảnh: N.T
Anh Phạm Văn Hiển (bìa phải) trao đổi kinh nghiệm trồng lúa rẫy 2 vụ với người dân làng Ring. Ảnh: N.T
Làng Ring trước đây có tên gọi là Làng thanh niên lập nghiệp Ia Mơr-một dự án của Trung ương Đoàn, được thành lập năm 2005 với mục đích phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng-an ninh khu vực biên giới. Khi ấy, mỗi thanh niên được hỗ trợ 2,3 ha đất, 1 căn nhà và 15 triệu đồng. Đầu tiên, anh Hiển trồng 1 ha lúa rẫy. Đến mùa thu hoạch, trừ chi phí, anh thu về được 10 triệu đồng. Từ số tiền này, anh tiếp tục vay thêm bạn bè, anh em để mua thêm máy cày, máy gặt đập liên hợp vừa phục vụ nhu cầu của gia đình, vừa phục vụ dân làng. “Lúc đầu bắt tay vào làm kinh tế, tôi cũng gặp nhiều khó khăn do việc sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, thiếu nước tưới, kinh nghiệm chưa có… dẫn tới năng suất cây trồng thấp. Dù vậy, tôi nghĩ có sức khỏe, có ý chí thì sẽ vượt qua tất cả. Do đó tôi đã không ngừng học hỏi, đúc rút kinh nghiệm từ thực tế”-anh Hiển bộc bạch.
Năm 2009, làng Ring đã trở nên sôi động nhờ có 103 hộ lên sinh sống. Anh Hiển cùng vợ con mở quán tạp hóa và cho thuê máy cày, máy gặt đập, từ đó có thêm thu nhập. Sau này, anh tiếp tục mở rộng thêm 15 ha diện tích trồng mía, chanh dây, chăn nuôi bò và cá nước ngọt. Có đập thủy lợi, anh chuyển sang trồng lúa rẫy 2 vụ. Nhờ vậy, đến nay thu nhập bình quân của gia đình anh mỗi năm đạt khoảng 350 triệu đồng. Anh còn mua được 1 chiếc xe bán tải và mở Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp và Dịch vụ Thanh niên với 16 thành viên.
Trưởng thôn gương mẫu

Ông Trần Quốc Toàn-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơr: “Làng Ring luôn dẫn đầu trong 4 làng của địa phương về phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Có được kết quả trên, ngoài sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, sự đồng lòng của người dân thì những đóng góp của Trưởng thôn Phạm Văn Hiển là không nhỏ. Từ khi thành lập làng đến nay, anh không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình mà còn vận động, hỗ trợ dân làng cùng vươn lên ổn định cuộc sống. Anh Hiển xứng đáng là tấm gương sáng của làng Ring”.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Hiển còn được dân làng tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn. Qua gần 8 năm đảm trách nhiệm vụ này, anh đã không phụ lòng tin yêu của dân làng. Anh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân trong làng, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ những hộ khó khăn như cày ruộng không lấy công, cho vay nợ hàng hóa… Mặt khác, anh còn hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi giúp dân làng phát triển kinh tế như chuyển đổi trồng lúa 1 vụ sang 2 vụ cho năng suất cao, tự nguyện là người điều hành trạm bơm tưới nước để phục vụ việc tưới tiêu hơn 40 ha đất trồng trọt của dân làng… Mới đây, anh Hiển đã vận động, kêu gọi Công ty cổ phần Mía đường Đak Lak đầu tư, bao tiêu sản phẩm mía đường cho người dân trong làng. Nhiều gia đình học theo cách làm kinh tế của anh Hiển và có thu nhập cao như hộ anh Hiền, anh Chinh… với thu nhập mỗi năm khoảng 300 triệu đồng. Hiện trong làng chỉ còn 1 hộ nghèo.
Anh Lê Văn Hồng-một người dân làng Ring-nhận định: “Tôi cùng anh Hiển là lớp thanh niên đầu tiên lên đây lập nghiệp. Anh luôn thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn, lại gương mẫu đi đầu trong các phong trào. Tôi rất khâm phục anh ấy”.
 NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.