Bắp luộc bán hơn 600trái/ngày khiến Việt kiều tìm đến: 'Tôi bán đến khi chết!'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

18 năm qua, chị Hà vẫn không hiểu vì sao mình lại có duyên với những trái bắp. Cái nghề này đã giúp chị và gia đình thoát cảnh cơ hàn, cũng là điểm tựa để chị giúp người, giúp đời.

 Chị Hà bán bắp ngay vòng xoay Phú Lâm. Địa điểm bán nhộn nhịp đông người qua lại cũng là lí do chị bán được 600 - 700 trái/ngày - Ảnh: Trịnh Thanh
Chị Hà bán bắp ngay vòng xoay Phú Lâm. Địa điểm bán nhộn nhịp đông người qua lại cũng là lí do chị bán được 600 - 700 trái/ngày - Ảnh: Trịnh Thanh



Bán 600-700 trái bắp/ngày

Chị Thái Thị Mộng Hà sinh năm 1979, quê ở huyện Ba Tri, Bến Tre. Lên Sài Gòn lập nghiệp từ khi mới 16 tuổi, chị làm thuê đủ mọi nghề từ đạp xe ba gác, bưng bê đến bán vé số dạo. Năm 2001, chị quyết định đi bán bắp và gắn bó với nghề này cho tới bây giờ. Chị tâm sự: “Tôi không biết vì cái gì nhưng tôi thật sự thích bán bắp, rồi tôi năn nỉ ông xã cho tôi bán. Tôi sẽ bán đến khi chết thì thôi”.

Mỗi ngày chị Hà dậy từ 5 giờ sáng để nhóm lò. Tới hơn 6 giờ, nước sôi, chị bắt đầu đẩy xe đi bán. Chị bán bắp ngay vòng xoay Phú Lâm (Q.6, TP.HCM) tới 12 giờ khuya mới nghỉ. Thời gian trước, trung bình mỗi ngày chị bán 1.000 trái bắp, bây giờ khoảng 600 - 700 trái vì người bán bắp ngày càng nhiều, phần vì chỗ bán không thể cố định.

Xe bắp luộc của chị Hà không lúc nào ngơi khách, đặc biệt là vào giờ tan tầm. Chị Hà hết vớt bắp lên xửng, lại quay sang lột mớ bắp mới cho kịp bỏ vào nồi. Luôn tay luôn chân nhưng chị Hà vẫn rất vui vẻ, niềm nở với khách và trò chuyện với tôi.

Chị Hà bán bắp nếp giá 7.000 đồng/trái, 3 trái giá 20.000 đồng. Bắp Mỹ thì bán với giá 10.000 đồng/trái. Bắp tươi giá dao động từ 70.000 - 80.000 đồng/10 bắp.

“Nhiều người thắc mắc sao tôi bán tới 10 ngàn/trái. Bắp này hiện giờ tôi lấy vào là 7 ngàn/trái rồi. Tính thêm tiền than, tiền túi đựng nữa, tôi lời cũng không nhiều. Còn bắp những người khác bán rẻ là “hàng dội”, bắp để đã lâu, không còn ngon nữa”, chị Hà phân trần.


 

Trái nào trái nấy đều hạt như nhau
Trái nào trái nấy đều hạt như nhau
Lá dứa tươi xanh khiến trái bắp dậy mùi thơm hấp dẫn
Lá dứa tươi xanh khiến trái bắp dậy mùi thơm hấp dẫn



Chị cũng cho biết có thời điểm bắp lên tới gần 600.000 đồng/bao/80 trái, chị vẫn không tăng giá bắp luộc. Ai mua 10 trái chị tặng 1, đắt rẻ gì cũng vậy. Bởi chị nghĩ bán như vậy người ta mới thích, người bán và người mua ai cũng vui vẻ.

Bắp chị Hà bán trái nào như trái nấy. Hạt bắp to, tròn đều và vàng óng. Vì là bắp mới bẻ, luộc ngay nên vẫn giữ được độ ngọt tự nhiên.


 

Chị Hà treo bắp trang trí cho xe hàng của mình thêm bắt mắt
Chị Hà treo bắp trang trí cho xe hàng của mình thêm bắt mắt
Anh Thái Văn Đông, em trai chị Hà từ quê lên phụ bán gần 2 năm -
Anh Thái Văn Đông, em trai chị Hà từ quê lên phụ bán gần 2 năm -



Chị Ông Thị Kim Tuyền (ngụ Q.6) chia sẻ: “Hồi trước học ở trường THPT Mạc Đĩnh Chi tôi hay mua bắp ở đây. Bắp của cô ngọt và giòn, tôi có ăn ở mấy chỗ khác rồi nhưng vẫn thích ở đây”.

Hỏi bí quyết luộc bắp, chị Hà nói khi luộc bắp nên bỏ thêm một ít đường phèn, muối và bơ. Làm như vậy bắp vừa có mùi thơm, vừa có vị ngọt mà giữ được độ giòn, bóng. Bắp luộc chín thì chị gắp lên xửng hấp, bên dưới và phía trên đều phủ lá dứa nên bắp của chị lúc nào cũng thơm và nóng hổi.

Ghé mua bắp trên đường đi làm về, chị Nguyễn Thị Trúc Đào (ngụ Q.7, TP.HCM) chia sẻ: “Bắp rất thơm, ăn vô ngọt và mềm, nên tôi rất là thích. Đi ngang là ghé mua”.

Bình trà đá miễn phí của chị bán bắp

Xe bắp mang tên Như Ý khiến nhiều Việt kiều nhớ. Mỗi khi họ về nước đã tới thăm và giúp đỡ chị Hà. “Tính đến nay đã có 5 cặp vợ chồng Việt kiều tới đây có nhã ý giúp đỡ tôi. Có hai cô chú mới ghé thăm cách đây nửa tháng. Cô chú hỏi chuyện tôi buôn bán và cuộc sống gia đình”, chị Hà xúc động kể lại.

Mặc dù họ có đề nghị giúp đỡ nhưng chị từ chối. Chị nghĩ bản thân mình còn làm được, còn buôn bán trang trải cuộc sống được. Chị muốn để số tiền đó giúp cho những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn.


 

Chị Hà không khi nào ngơi tay. Người thì mua 1 trái, người mua 5 - 7 trái
Chị Hà không khi nào ngơi tay. Người thì mua 1 trái, người mua 5 - 7 trái
Bếp lò lúc nào cũng đỏ than. Than tổ ong cháy hết, chị Hà mới bỏ than củi vào
Bếp lò lúc nào cũng đỏ than. Than tổ ong cháy hết, chị Hà mới bỏ than củi vào


Cuộc sống khổ cực từ nhỏ. Gia đình nghèo, lại đông con nên chị Hà đã sớm phải bươn chải. Nghề bán bắp trông vậy mà không phải dễ dàng.

“Thấy chị làm riết vất vả nên tôi từ quê lên phụ, đặng có tiền lo cho má. Bán gần 20 năm, bây giờ bị giãn tĩnh mạch chân, đứng đâu có nổi”, anh Thái Văn Đông (33 tuổi, em trai chị Hà) tâm sự.

Ngẫm từ cảnh đời của mình, chị Hà luôn nghĩ tới những người khó khăn hơn. Mơ ước của chị là buôn bán ổn định, chăm lo được cho gia đình, xong xuôi chị đi ra giúp đỡ những người khốn khó. Quan niệm “chết không mang gì đi được”, sống ngày nào chị mong giúp đời, giúp người ngày đó.

Cạnh xe bắp luộc của chị là bình nước đá miễn phí cho người đi đường. Hết nước, hết đá chị Hà lại thêm vào. Cứ như thế suốt mấy năm nay.

Một lần giúp người đàn ông tâm thần qua đường, chị Hà cứ day dứt mãi câu nói của người ấy: “Bộ ở trên đời này còn có người thương tôi nữa hay sao?”. Cuộc sống còn nhiều mảnh đời khó khăn, nhưng chính sự sẻ chia, giúp đỡ của người với người mới là giá trị sống đích thực. Với chị khi giúp đỡ những người khác, chị thấy vui, thấy lòng mình phấn khởi và mong muốn được giúp thêm nhiều người.

 

Trịnh Thanh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.