Xúc xích "Made in Gia Lai"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ chỗ làm xúc xích cho con ăn, chị Trần Thị Bé (phường Hội Thương, TP. Pleiku) đã nảy sinh ý tưởng khởi nghiệp với sản phẩm này. Sử dụng những nguyên liệu sẵn có là đặc sản địa phương để sản xuất, sản phẩm xúc xích tươi của Công ty TNHH một thành viên Trần Lâm Gia Phát do chị làm Giám đốc đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của khách hàng trong và ngoài tỉnh.    
Khởi nghiệp từ món ăn yêu thích của con
Ngay từ khi học đại học, chị Trần Thị Bé (SN 1991) đã luôn ao ước sau này sẽ tự tay làm ra những sản phẩm thực phẩm sạch. Đến tháng 9-2016, khi tham dự hội thảo “Lối đi nào cho nông sản Việt Nam” do Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp Việt Nam tổ chức, chị càng nung nấu ý tưởng khởi nghiệp. Chị kể: “Tại đây, tôi được nghe các chuyên gia kinh tế phân tích về những cơ hội và thách thức của ngành Nông nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Ngay lúc đó, trong đầu tôi đã nhen nhóm ý tưởng chọn một trong những sản vật của địa phương để chế biến ra sản phẩm đặc trưng”.
Nghĩ là làm, ngay sau đó, chị bắt đầu việc kinh doanh các sản phẩm đặc sản của địa phương. Trong quá trình này, chị tham gia học một khóa đào tạo ngắn ngày về làm xúc xích. Đây là món ăn mà con chị rất thích. “Chỉ là học để biết cách chế biến món ăn thôi nhưng không ngờ đó lại là hướng đi để tôi chính thức khởi nghiệp”-chị Bé nói về cơ duyên của mình.
 Sản phẩm xúc xích tươi của K.B Food được giới thiệu tại lễ hội nông sản địa phương  do Siêu thị Co.op Mart Pleiku tổ chức. Ảnh: V.T
Sản phẩm xúc xích tươi của K.B Food được giới thiệu tại lễ hội nông sản địa phương do Siêu thị Co.op Mart Pleiku tổ chức. Ảnh: V.T
Sau khóa đào tạo, chị thử làm xúc xích tươi cho con ăn. Để con ăn ngon miệng, chị cẩn thận chọn nguyên liệu bổ dưỡng và dày công chế biến. Khi đó, bé nhà chị rất thích thú và bắt mẹ làm đi làm lại món này. Mỗi lần làm nhiều hơn một chút, chị chia sẻ món ăn với người thân, bạn bè. Người thì khen ngon, người lại bảo vị na ná như những hãng xúc xích khác. Không nản lòng, chị tiếp tục thử nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra hương vị xúc xích đặc trưng. Đến năm 2017, khi sản phẩm làm ra đạt chất lượng như mong muốn, chị Bé đã bàn bạc với gia đình đầu tư máy móc, thiết bị mở xưởng sản xuất xúc xích tươi quy mô lớn để cung cấp ra thị trường và xây dựng thương hiệu K.B Food.
Đến sản phẩm xúc xích “Made in Gia Lai”
Chị Bé cho biết, khi bắt tay vào sản xuất trên dây chuyền máy móc, chị mới thấy rằng công thức sách vở khác xa so với thực tế. Vì vậy, phải mất hơn 3 tháng, xưởng của chị mới cho ra những mẻ hàng đạt chất lượng như kỳ vọng. “Nếu mình cũng làm những sản phẩm giống như trên thị trường đang có thì sẽ không tìm được chỗ đứng. Thấy tép Biển Hồ từ lâu đã được “ghi danh” trong thực đơn đặc sản địa phương của nhiều hàng quán ở Pleiku, tôi nghĩ tại sao mình không làm món xúc xích tép Biển Hồ để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có này. Vậy là tôi đưa tép Biển Hồ vào sản xuất. Khi khách hàng đón nhận sản phẩm xúc xích làm từ tép Biển Hồ thì cũng là lúc tôi tiếp tục đưa ra thị trường các sản phẩm khác được làm từ nguồn nguyên liệu đặc trưng của địa phương như cá thác lác Ia Ly, cá lăng Sê San, thịt bò Krông Pa, heo sọc dưa, gà đồng bào...”-chị Bé chia sẻ.  
Là một khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm xúc xích của K.B Food, chị Nguyễn Thị Lan (tổ 8, phường Yên Thế, TP. Pleiku) không ngớt lời khen. Chị Lan cho hay: “Xem những clip chị Bé livestream khi đi thu mua nguyên liệu cũng như những chia sẻ về sản phẩm đã làm cho người tiêu dùng, tôi hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm xúc xích K.B Food. Hương vị xúc xích K.B Food cũng rất đặc trưng so với nhiều loại xúc xích khác trên thị trường”.   
Để đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ sản xuất, chị Bé đã liên kết với các hộ dân đánh bắt thủy sản cũng như các hộ chăn nuôi ở một số huyện trong tỉnh. Bà Nguyễn Thị Phi (xã Biển Hồ, TP. Pleiku), người cung cấp nguyên liệu tép Biển Hồ cho K.B Food, cho biết: Từ ngày hợp tác với Công ty, tép đánh bắt được của gia đình tôi tiêu thụ rất ổn định. Giá cũng được Công ty mua cao hơn so với bỏ mối ngoài chợ. Nhờ đó, nguồn thu của gia đình cũng ổn định hơn.
Trong 2 năm qua, K.B Food đã đưa ra thị trường 7 loại sản phẩm xúc xích tươi mang hương vị đặc trưng được làm từ những sản vật địa phương. Sản lượng xúc xích tiêu thụ của Công ty bình quân khoảng 2,5 tấn/tháng, lúc cao điểm đến 5 tấn/tháng. Đây là kết quả bước đầu để K.B Food từng bước khẳng định thương hiệu, góp phần quảng bá đặc sản của Gia Lai ra thị trường.
“Vì đây là các loại xúc xích tươi cho nên đơn đặt hàng tới đâu Công ty sản xuất tới đó để đảm bảo độ tươi ngon. Khi đã có đầy đủ những điều kiện để phát triển thị trường, ngoài kênh bán lẻ online, K.B Food thường xuyên tham dự các hội chợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm nhằm tiếp cận gần hơn với khách hàng. Công ty đã và đang mở rộng các kênh phân phối hiện đại là các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh”-chị Bé cho biết thêm.  
 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.