Thôi lang thang, về làng nuôi chó cảnh, trai trẻ kiếm hơn 100 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau nhiều năm lang thang kiếm sống đó đây, Lê Công Huy (SN 92) đã trở về quê ở Sơn La lập nghiệp với nghề nuôi, buôn bán chó cảnh. Mỗi năm Huy cung cấp khoảng 400 con chó cảnh các loại ra thị trường và... nhẹ nhàng “bỏ túi” hơn 100 triệu đồng tiền lãi.

Đến bản KaLáp (xã Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) hỏi nhà Huy nuôi chó cảnh, không ai là không biết. Khu nuôi nhốt chó cảnh của Huy nằm gần nhà ở; đó là những chiếc lồng sắt với nhiều kích cỡ khác nhau, được kê ngay ngắn trên nền bê tông. Bên trong là những con chó cảnh các loại, đang thi nhau sủa. Khi chúng tôi đến, Huy đang mở cửa lồng thả chó ra “tắm nắng”. Được dịp xổng chuồng, đàn chó cảnh, con nào, con nấy mừng rỡ, lăng xăng chạy ngược xuôi, nô đùa trong khu đất trống đã được quây lưới xung quanh.

 
 Chàng trai trẻ Lê Công Huy nuôi chó cảnh từ cuối năm 2014.
Chàng trai trẻ Lê Công Huy nuôi chó cảnh từ cuối năm 2014.



Trò chuyện với chúng tôi, Huy kể về quãng thời gian của mình trước khi “bén duyên” với nghề nuôi chó cảnh. Không được may mắn như nhiều bạn bè cùng trang lứa khác, tuổi thơ của Huy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ. Năm Huy vừa tròn 3 tuổi, bố mẹ bỏ đi, Huy được ông bà ngoại đưa về nuôi nấng. Thiếu thốn tình yêu thương của bố mẹ, Huy sống trong mặc cảm, tự ti. 17 tuổi, Huy bỏ học rồi bỏ đi lang thang, khi thì Hà Nội, lúc ở Bắc Ninh...

“Sau mấy năm trời đằng đẵng sống không mục đích, không có lý tưởng, tương lai mù mịt, năm 2014, Huy trở về thị trấn Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) phụ giúp cậu trông sân bóng. Hồi đó, cậu em nuôi mấy con chó cảnh. Giống chó cảnh Samoyed khá hiền và đáng yêu, Huy rất thích. Ý tưởng nuôi, buôn bán chó cảnh của em cũng bắt nguồn từ đó” – Huy nhớ lại.


 

 Trại chó của Huy hiện lên đến hớn 50 con chó cảnh bố mẹ.
Trại chó của Huy hiện lên đến hớn 50 con chó cảnh bố mẹ.



Bắt tay vào thực hiện ý định của mình, Huy gặp phải trở ngại lớn, đó là không có vốn. Sau nhiều lần hỏi vay mượn người thân không thành, Huy trở nên chán nản. “Qua mạng xã hội, Huy quen với anh Cao, quê ở Hà Nội. Anh ấy chuyển 10 triệu đồng nhờ tôi mua hộ con chim chào mào mơ. Không mua được chim, mình định chuyển trả thì anh ấy bảo em giữ lại mà mua con chó cảnh về nuôi. Em có được như ngày hôm nay là nhờ có sự giúp đỡ, động viên của anh Cao” – Huy chia sẻ.

Cuối năm 2014, Huy quyết định mua 1 con chó cảnh Samoyed với giá 10 triệu đồng, về nuôi. 2 tháng sau, kiếm được ít tiền vốn từ việc buôn bán chó cảnh, theo kiểu mua đi, bán lại, Huy mua thêm một con chó đực cũng thuộc dòng Samoyed về làm bạn với con chó cái mà mình mua trước đó.

Niềm đam mê với chó cảnh trong Huy ngày một nhân lên. Chàng trai phố núi này không ngừng sưu tầm, mua thêm các giống chó cảnh đang được thị trường ưa chuộng, về nuôi nhân giống.


 

Theo Huy, việc cho chó ra sưởi nắng mỗi ngày sẽ góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra ở đàn chó.
Theo Huy, việc cho chó ra sưởi nắng mỗi ngày sẽ góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra ở đàn chó.



Việc nuôi, buôn bán chó cảnh của Huy diễn ra khá thuận lợi. Đàn chó cảnh ngày một nhiều lên, Huy làm chuồng nuôi nhốt và chia thành nhiều khu tách biệt: khu nhốt chó chửa, đẻ, khu nuôi chó con, khu dành cho chó “tắm nắng”. Khu nào, khu nấy đều được dọn dẹp vệ sinh đều đặn mỗi ngày, đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, thoáng mát. Ngoài ra, Huy còn lắp đèn sưởi cho chó con vào những ngày đông rét buốt.

Hiện trại chó của Huy có hơn 50 con chó bố, mẹ, trong đó có 35 con cái và 20 con đực, với các dòng chủ yếu như: Samoyed, Alaska, Bully, Phốc sóc, Poodle... Đây là những dòng chó cảnh đang được nhiều khách yêu thích trên thị trường.


 

Đàn chó cảnh của Huy, con nào, con nấy cũng sạch sẽ, ai thấy cũng mê.
Đàn chó cảnh của Huy, con nào, con nấy cũng sạch sẽ, ai thấy cũng mê.



Chia sẻ về kĩ thuật chăm sóc chó cảnh, Huy cho biết: Việc chăm sóc chó cảnh khá cầu kỳ. Nếu không chăm sóc cẩn thận, khi chó bị dịch bệnh xảy ra thì mất hàng trăm triệu như chơi. Ngoài cho ăn thức ăn sạch còn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho đàn chó sinh trưởng, phát triển tốt.

“Hàng ngày, em cho đàn chó ăn 2 bữa, thức ăn chủ yếu của chúng là cơm trộn với thịt lợn, rau xanh. Đối với chó chửa thì ngoài cho ăn như bình thường cần cho chúng uống thêm sữa tươi. Sau khi chó con đẻ được khoảng 6 tuần thì em tiêm phòng và tẩy giun sán cho chúng” – Huy bảo vậy.

 

 Mỗi con chó đều được Huy đặt cho một cái tên như: mèo, bông...
Mỗi con chó đều được Huy đặt cho một cái tên như: mèo, bông...



Để đàn chó sinh trưởng, phát triển tốt, ngoài việc dọn dẹp vệ sinh mỗi ngày 2 lần, cứ cách 3 ngày, Huy lại khử trùng chuồng trại nuôi, nhốt 1 lần. Việc tắm cho đàn chó cảnh cũng được Huy thực hiện đều đặn mỗi tuần 1 lần.

Theo Huy, giá bán chó cảnh trung bình từ 5 – 6 triệu đồng/con. Có con giá bán lên đến 30 triệu đồng, còn thấp nhất cũng phải hơn 1 triệu đồng/con. Mỗi năm, cung cấp ra thị trường khoảng 400 con chó cảnh các loại, Huy thu hơn 200 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, Huy “bỏ túi” hơn 100 triệu đồng tiền lãi.

Văn Chiến (Danviet)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.