Những nữ công nhân cao su giỏi nghề

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nói đến công nhân cao su là nói đến những vất vả thầm lặng, riêng chị em công nhân thì càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên, với lòng yêu nghề, họ luôn vượt qua hoàn cảnh để hoàn thành vượt mức khoán, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Trong số 1.300 nữ công nhân của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông có nhiều chị là công nhân ưu tú, không chỉ chăm chỉ, cần cù làm việc mà họ còn có đôi tay khéo léo, linh hoạt và sự sáng tạo không ngừng.
Có thâm niên 14 năm làm nghề, chị Trần Thị Toan-công nhân cao su (Đội 22, Nông trường Thanh Bình) tâm sự: “Mình yêu công việc này, thu nhập lại đảm bảo cuộc sống gia đình nên dù có khó khăn đến mấy thì cũng cố vượt qua. Vào mùa thu hoạch mủ cao su, mình vượt hơn 10 cây số ra lô, tuy vất vả nhưng vẫn vui”. Chị Toan nổi tiếng là người cạo nhanh và đẹp nhất nông trường. Chỉ trong vòng 25 phút, chị đã cạo xong 100 cây cao su với những đường cạo vừa đẹp, vừa chính xác. “Tưởng đơn giản, nhưng không phải ai cũng làm công việc này được. Thức khuya dậy sớm thì chưa nói, nhưng cái chính là phải học hỏi, rèn luyện không ngừng mới làm chủ và thực hành thành thục kỹ năng cạo mủ”-chị Toan chia sẻ.
  Chị Trần Thị Hoa (bìa trái), chị Trần Thị Toan (bìa phải) trao đổi với các nữ công nhân. Ảnh: Đ.Y
Chị Trần Thị Hoa (bìa trái), chị Trần Thị Toan (bìa phải) trao đổi với các nữ công nhân. Ảnh: Đ.Y
Lúc mới vào làm, chị Toan rất sợ phải dậy sớm, nhưng đến nay cứ 1 giờ sáng là chị thức giấc. Chuẩn bị xong tư trang, dao cạo, chiếc đèn pin gắn trên trán và nhang trừ muỗi là chị ra lô. Chăm chỉ, siêng năng nên từ năm 2008 đến nay, chị luôn đạt danh hiệu lao động giỏi; nhiều năm liền là thành viên tích cực của phong trào “Luyện tay nghề-Thi thợ giỏi”. Với nỗ lực, cố gắng vượt bậc, 2 năm 2010 và 2012 chị đã đạt giải ba Hội thi Bàn tay vàng khai thác mủ cao su. Hơn 14 năm làm công nhân khai thác, chị luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao kỹ thuật cạo mủ, hoàn thành vượt mức sản lượng từ 114% trở lên, kỹ thuật khai thác đạt 10/10 tháng giỏi.
Còn chị Trần Thị Hoa, công nhân kiêm Chủ tịch Công đoàn Đội 17 (Nông trường Hòa Bình) cũng là công nhân có tay nghề giỏi, lại tích cực tham gia các phong trào. Suốt 10 năm làm việc tại nông trường, không chỉ cần cù, chăm chỉ, vững chuyên môn, chị Hoa còn có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả cao như: tiết kiệm vật tư trang bị vườn cây; tận dụng kiềng chén từ cây thanh lý để sử dụng lại, tận thu mủ đất; dùng máng che mưa bằng nhựa để ngăn nước mưa không nhỏ vào chén làm hỏng mủ cao su; chống chảy lan mủ cao su ra ngoài chén cạo… Là nhân tố điển hình trong các hoạt động phong trào của Nông trường, 2 năm qua chị còn kiêm cả vai trò Chủ tịch Công đoàn Đội 17, là chỗ dựa vững chắc của chị em công nhân, đoàn viên trong đơn vị. Mỗi khi đồng nghiệp gặp khó khăn, chị luôn lắng nghe và chia sẻ kịp thời. Nhiệt tình với mọi hoạt động, chị còn tham gia đội văn nghệ, bóng chuyền, cầu lông, dẫn chương trình...
Chị Hoa trải lòng: “Lúc mới vào làm công nhân khai thác mủ cao su, tôi chỉ nghĩ phải làm để kiếm tiền mưu sinh. Nhưng qua từng năm, tôi càng thêm yêu nghề, yêu mỗi đường cạo lúc nào không hay. Tôi vẫn thường xuyên nhắc mình phải rèn luyện để nâng cao tay nghề, khai thác vườn cây đúng quy trình kỹ thuật để đạt năng suất cao, duy trì ổn định hết chu kỳ khai thác”. Năm 2018, chị Hoa được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam trao tặng danh hiệu “Công nhân cao su Việt Nam ưu tú”.
Không chỉ riêng chị Toan, chị Hoa mà nhiều nữ công nhân của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông luôn nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xây dựng kinh tế gia đình, nuôi con khỏe dạy con ngoan. Đó là các chị Rơ Lan Blach, Kpă Bêr (Nông trường Suối Mơ), Siu Hoa (Nông trường Đoàn Kết)... Họ luôn yêu nghề, nỗ lực vượt qua khó khăn, đóng góp nhiều sáng kiến.
Ông Lương Quang Hiến-Phó Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông-cho biết, nhiều năm qua, giá mủ cao su xuống thấp, mức thu nhập giảm khiến không ít công nhân dao động. Dù vậy, nhiều người vẫn trung thành, gắn bó với đơn vị, công ty, đặc biệt là chị em công nhân, có lẽ một phần vì đức tính chịu thương chịu khó. Dịp Quốc tế Phụ nữ 8-3, đơn vị sẽ tổ chức tổng kết phong trào công nhân lao động, hoạt động Công đoàn và gặp mặt, nêu gương những nữ công nhân xuất sắc năm 2018; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tặng quà cho chị em, qua đó khích lệ nữ công nhân cùng nhau phấn đấu, nỗ lực vươn lên trong công việc và cuộc sống.
 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.