Về quê khởi Nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau nhiều năm học tập và làm việc ở xứ người, những người Việt xa xứ quyết định mang trí tuệ, công nghệ trở về quê hương để khởi nghiệp. Đó là những mô-týp không lạ trên mặt báo. Song, họ xứng đáng được ngợi khen và sau những thành công là những câu chuyện rất riêng, giàu cảm xúc. 
Chiếm lĩnh thị trường vé xe
Tết này, hàng ngàn sinh viên đang học tập tại TPHCM trở về nhà sum họp với gia đình bằng tấm vé xe miễn phí - là những suất học bổng nguyên năm từ Chương trình “Vé xe chắp cánh ước mơ giảng đường”. Đứng sau chương trình này là Vexere (Công ty cổ phần Vexere) - doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đầy 5 năm nhưng chiếm lĩnh 20% thị phần vé xe khách đường dài. 
Làm việc tại văn phòng Vexere
Vexere ra đời năm 2013, nhưng mất 4 năm ươm tạo tại Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao. Thời điểm xuất hiện trên thị trường, hệ thống Vexere chỉ tích hợp vỏn vẹn 40 nhà xe cung cấp vé xe khuyến mãi cho thí sinh dự thi đại học ở TPHCM. Nhưng, với lợi thế ứng dụng công nghệ cùng nhiều giải pháp làm lợi cho các nhà xe, hệ thống Vexere nhanh chóng kết nối với 300 nhà xe có từ 4 xe trở lên ở Hà Nội và TPHCM, chiếm 10% tổng số nhà xe đang hoạt động trên toàn quốc. Trong năm 2017, mỗi ngày có gần 150.000 vé xe được đăng bán thông qua hệ thống Vexere, tương đương 20% tổng lượng vé bán ra trên thị trường. Từ đây, doanh nghiệp này mạnh dạn tốt nghiệp vườn ươm để đi trên chính đôi chân mình. 
Ý tưởng về hệ thống bán vé xe trực tuyến đến với Trần Nguyễn Lê Văn - nhà sáng lập Vexere - từ lúc anh đang học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Mỹ vào năm 2012, trong tâm trạng nhớ nhà còn trước mặt anh là màn hình laptop tràn ngập hình ảnh dòng người xếp hàng chờ mua vé xe tết. Lê Văn quyết định bỏ dở tấm bằng MBA tại Đại học Thunderbird ở Mỹ, trở về Việt Nam để theo đuổi khát vọng của mình: cách mạng hóa ngành xe khách. Tuy nhiên, trước Vexere đã có nhiều dự án thất bại.
“Với nhà xe, chúng tôi cho họ thấy phần mềm giúp giảm thiểu thất thoát tiền vé so với cung cách quản lý truyền thống. Với nhân viên, chúng tôi thuyết phục họ rằng phần mềm vẫn có thể cân đối quyền lợi của đôi bên, khi nhà xe kiểm soát được thất thoát, lương của họ được trả cao hơn. Nghĩa là, giải quyết bài toán quyền lợi trước khi giải quyết bài toán công nghệ”, anh Lương Ngọc Long, Giám đốc công nghệ của Vexere, chia sẻ. 
Sự tham gia của công nghệ đang giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà xe, song cũng giúp hàng triệu người dân xa quê dễ dàng mua được những tấm vé trong các dịp lễ tết. Điều mà các nhà sáng lập Vexere từng trăn trở. Bản thân Lê Văn cũng từng là một sinh viên nghèo, lăn lộn với với gánh nặng cơm áo gạo tiền, tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TPHCM, nhờ những phần học bổng của các mạnh thường quân giấu tên. Cho nên, sau chuyện kinh doanh, ở Vexere còn là câu chuyện của việc “nhận được” và “cho đi”. Vẫn theo anh Long, đến thời điểm này, khi đã hút thật nhiều nhà xe tham gia bán vé trực tuyến, cũng sẽ là thời điểm Vexere tiến lên một bước - biến mỗi chuyến xe là một “trải nghiệm”. Người dùng có quyền đánh giá chất lượng chuyến đi ngay trên phần mềm đặt vé. 
Máy laser chăm sóc da gắn “mác” Việt
Ngày càng có nhiều người sẵn sàng móc hầu bao hàng ngàn USD để sang nước ngoài sử dụng liệu pháp làm đẹp. Ở trong nước, mỗi năm có hàng ngàn spa, thẩm mỹ viện được mở. Thị trường nhập khẩu trang thiết bị ngành thẩm mỹ vì thế càng thêm phần sôi động. Giá máy móc cao là một phần nguyên nhân khiến chi phí làm đẹp chưa rẻ. 
Nhìn thấy thị trường tại Việt Nam đầy tiềm năng, anh Lương Vũ Đăng Quang quyết định về nước lập Công ty Lascitec. Trước đó, Quang tốt nghiệp đại học tại Việt Nam, rồi sang Hàn Quốc làm việc theo “Chương trình thẻ vàng”, tức tuyển dụng lao động kỹ thuật cao. Đảm nhận khâu nghiên cứu - phát triển (R&D) cho một công ty sản xuất thiết bị ngành thẩm mỹ là cơ hội lớn để anh tích lũy kinh nghiệm. Chọn vườn ươm làm bến đỗ, Đăng Quang cùng các cộng sự của Lascitec tập trung nghiên cứu và cho ra đời máy laser phẫu thuật CO2 vi điểm ở bước sóng 10,60μm ứng dụng trong tái tạo da và xóa sẹo. Đây là công nghệ mới theo chuẩn quốc tế và đang được sử dụng phổ biến ở các nước như: Mỹ, Hàn Quốc... 
Trình diễn máy laser phẫu thuật CO2 vi điểm
 Sản phẩm được thử nghiệm tại Khoa da liễu Bệnh viện Quân Y 108 (Hà Nội) và một số phòng khám, trung tâm chăm sóc da. Các bác sĩ thẩm mỹ sử dụng đã đánh giá cao tính hiệu quả của sản phẩm trong điều trị, xử lý sẹo mụn, sẹo do phẫu thuật, bỏng cũng như tái tạo da. “Sản phẩm tương tự của nước ngoài có giá khoảng 18.000 - 22.000USD trong khi sản phẩm của công ty có giá rẻ hơn một nửa (khoảng 12.000 - 13.000USD)”, Đăng Quang phấn khởi cho biết và kỳ vọng sản phẩm chiếm lĩnh khoảng 35% thị phần máy laser làm đẹp tại Việt Nam.
Lúc này, Đăng Quang cùng các cộng sự lại bắt tay nghiên cứu sản xuất hệ thống laser sắc tố điều trị các vết nám, chàm hay xóa hình xăm, với mục tiêu lấn sâu hơn vào lĩnh vực cung cấp trang thiết bị ngành thẩm mỹ. PGS - TS Lê Hoài Quốc, Trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TPHCM - đơn vị trực tiếp ươm tạo Lascitec,  nhận định: “Thị trường cho các sản phẩm làm đẹp ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ còn phát triển mạnh trong thời gian tới. Các giải pháp công nghệ Việt như Lascitec sẽ phát triển mạnh hơn trong lĩnh vực giàu tiềm năng này”.
Nguyễn Tường (SGGP)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.