Rơ Lan H'Phil vượt khó làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Người dân xã Ia Kriêng (huyện Đức Cơ, Gia Lai) coi chị Rơ Lan H'Phil (công nhân Đội 9, Công ty TNHH một thành viên 75, Binh đoàn 15) là tấm gương điển hình về tinh thần vượt khó làm giàu.

Mới đây, chúng tôi đến thăm nhà chị Rơ Lan H'Phil ở làng Hrang, xã Ia Kriêng. Đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ, chị H'Phil cho biết: “Mình mới sơn sửa lại ngôi nhà để chuẩn bị đón năm mới. Vợ chồng mình đã trải qua biết bao khó khăn, vất vả, giờ cuộc sống cũng tạm ổn, không lo bữa no, bữa đói nữa rồi”.
  Chị Rơ Lan H'Phil (bìa phải) trò chuyện cùng cán bộ Đội 9, Công ty 75. Ảnh: H.H
Chị Rơ Lan H'Phil (bìa phải) trò chuyện cùng cán bộ Đội 9, Công ty 75. Ảnh: H.H
Trong câu chuyện với chúng tôi, chị H'Phil chia sẻ: “Năm 2003, mình lấy chồng là người cùng làng. Do hoàn cảnh quá khó khăn nên vợ chồng mình đành ở chung với bố mẹ và 7 anh em trong căn nhà gỗ chật hẹp. Nhà quá đông người, đến chỗ ngủ cũng không có, phải trải bạt dưới nền nhà”. Cuối năm 2004, không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình, anh chị xin ra ở riêng với tài sản lớn nhất là chiếc giường kê trong túp lều chưa đầy 10 m2 dựng ở cuối vườn điều của cha mẹ. Nương rẫy không có, vợ chồng chị phải đi làm thuê để sống qua ngày. Khi sinh đứa con đầu lòng, cuộc sống của gia đình chị lại càng khó khăn hơn. Giấu niềm xúc động, chị tâm sự: “Những hôm trời mưa, trong lều cũng ướt như ngoài sân. Đặt con ngồi trên giường, vợ chồng mình phải lấy bạt che mái lều cho đỡ dột. Những đêm không ngủ được, mình chỉ ao ước có một căn nhà nhỏ để che nắng, che mưa”.
Thiếu tá Trần Văn Nguyên-Bí thư chi bộ, Đội trưởng Đội 9, Công ty 75: “Chị Rơ Lan H'Phil là một phụ nữ tiêu biểu của đơn vị. Hàng năm, chị luôn hoàn thành trên 107% chỉ tiêu sản lượng được giao, tay nghề luôn đạt giỏi. Nhiều năm liền, chị là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Đặc biệt, chị rất năng động trong hoạt động Hội, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện tốt nhiệm vụ của đơn vị và địa phương”.

Không cam chịu đói nghèo, năm 2006, chị xin vào làm công nhân cạo mủ cao su ở Đội 9, Công ty 75. Những ngày đầu học cạo mủ rất khó khăn, chị cảm thấy rất lo lắng. Nhưng nhờ được cán bộ trong đội động viên, khích lệ nên sau 1 năm chịu khó học hỏi, tay nghề của chị từng bước được cải thiện. Đến giờ, chị đã thành một người thợ cạo mủ giỏi. “Trước đây, mức lương bình quân của mình là hơn 10 triệu đồng/tháng. Hiện nay, tuy giá mủ giảm nhiều nhưng nhờ chịu khó tận thu sản phẩm, bình quân mỗi tháng, mình vẫn thu nhập được hơn 5 triệu đồng”-chị H'Phil tâm sự.
Nhờ chịu khó lao động, đến nay, gia đình chị H'Phil đã có 3 ha điều, gần 400 cây cà phê và hơn 100 trụ hồ tiêu. Hàng năm, tổng thu nhập của gia đình chị đạt trên 250 triệu đồng. Năm 2015, anh chị đã xây được ngôi nhà mới khang trang nhất làng. Không chỉ lo làm kinh tế, chị H'Phil còn luôn quan tâm nuôi dạy con cái. Chị nhận thức rằng, người làng nghèo vì sinh nhiều con nên quyết định chỉ sinh 2 con để có thời gian chăm sóc chúng. Hiện tại, 1 người con của chị học lớp 10, đứa còn lại học lớp 3. Nhiều năm liền các con chị luôn đạt học sinh giỏi, học sinh tiên tiến.
Không chỉ là người vợ, người mẹ đảm đang, chị H'Phil còn là một cán bộ Hội Phụ nữ tích cực. Là Chi hội phó chi hội Phụ nữ ở Đội 9, nhiều năm qua, chị đã giúp đỡ nhiều chị em trong đơn vị và trong làng thoát nghèo. Trong các buổi sinh hoạt, học tập của chi hội, chị không ngại chia sẻ kinh nghiệm nâng cao tay nghề cạo mủ; cách chăm sóc cà phê, hồ tiêu, điều cho các chị em để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình.  
Hoàng Hiền

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.