Làm giá sạch bằng thiết bị tự động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với tinh thần sáng tạo, đôi vợ chồng trẻ Lê Huy Đạt và Lê Thị Ngọc Lan (22 Kpă Klơng, TP. Pleiku) cùng nhau tìm hiểu và thiết kế ra thiết bị ủ giá tự động, xây dựng thành công thương hiệu giá sạch LD được nhiều người tin dùng.
Tuy đã có công việc ổn định nhưng đôi vợ chồng trẻ Lê Huy Đạt và Lê Thị Ngọc Lan vẫn luôn khao khát làm điều gì đó thật ý nghĩa, vừa thỏa mãn niềm đam mê nông nghiệp sạch vừa có thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sau nhiều lần bàn bạc, tìm hiểu thị trường, họ quyết định xây dựng một cơ sở sản xuất giá sạch. Anh Đạt cho biết: “Đây là sản phẩm được dùng khá nhiều trong bữa ăn hàng ngày, ngay cả gia đình tôi cũng rất thích ăn. Tuy nhiên, hiện nay, sản phẩm này trên thị trường chủ yếu bán đại trà, chưa có một thương hiệu nào. Thị trường tiềm năng là vậy, song nếu làm thủ công thì sản lượng thấp mà lại rất tốn kém thời gian và chi phí… Chính vì thế, vợ chồng tôi quyết tâm nghiên cứu, học hỏi và thiết kế nên thiết bị ủ giá tự động này. Công trình được đầu tư khoảng 50 triệu đồng, thử nghiệm cũng mất 1 năm mới ủ được những mẻ giá tươi ngon, đạt chất lượng”.
 Anh Lê Huy Đạt bên thiết bị ủ giá tự động. Ảnh: L.L
Anh Lê Huy Đạt bên thiết bị ủ giá tự động. Ảnh: L.L
Chia sẻ về cơ chế hoạt động của thiết bị ủ giá tự động, anh Đạt cho hay: “Thiết bị này được thiết kế không quá phức tạp, chủ yếu là hệ thống dẫn nước và một bảng điều khiển bơm nước đến các xô giá. Quan trọng là cài đặt sao cho lượng nước bơm vào xô ủ giá phù hợp, đúng giờ để cây giá phát triển tốt, đảm bảo dinh dưỡng. Ưu điểm của thiết bị này là không phải tốn công thay nước, tiết kiệm được rất nhiều thời gian; sản lượng giá mỗi lần ủ cũng nhiều hơn so với làm thủ công. Đặc biệt, sản phẩm tươi lâu, chất lượng ổn định và có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh vài ngày mà không bị hư, nhũn”. Còn theo chị Lan, để giá tươi ngon đòi hỏi nguồn nguyên liệu (đậu xanh) phải được chọn lựa kỹ, xô ủ giá thường xuyên được cọ rửa, phơi khô sạch sẽ và nhất là nguồn nước ủ giá cũng phải là nước máy đạt tiêu chuẩn. Thời gian ủ một mẻ giá mất 5 ngày.
Hiện sản phẩm giá sạch LD đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài bán lẻ cho các hộ gia đình, sản phẩm còn được rất nhiều nhà hàng, trường học trên địa bàn TP. Pleiku đặt hàng như: Nhà hàng Nấm (đường Hoàng Văn Thụ); các trường Mầm non: Hoa Hồng, Sao Mai, Hoa Phong Lan và Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc… Thương hiệu giá sạch LD cũng là một trong những sản phẩm nông sản an toàn được TP. Pleiku giới thiệu trong các chợ phiên nông sản an toàn.
Với cách đóng gói cẩn thận, có dán nhãn hiệu đầy đủ, giá cả hợp lý (20.000 đồng/kg) cùng với dịch vụ giao hàng tận nơi, giá LD được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Cầm trên tay túi giá của cơ sở LD, cô Ngô Thị Thanh Loan-giáo viên Trường Mầm non Hoa Phong Lan-cho biết: “Tuần nào nhà trường cũng đặt mua giá nấu canh cho các cháu. Tôi thấy ngon nên cũng thường xuyên đặt mua thêm để nấu cho gia đình vì ăn mát, tốt cho sức khỏe”. Cũng là một khách hàng thường xuyên của cơ sở sản xuất giá sạch LD, tuần nào cũng mua 2-3 kg để sử dụng, chị Dương Thị Nga-giáo viên Trường Tiểu học Bùi Dự-lý giải: “Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, an toàn cho gia đình mà nước giá còn có tác dụng giúp giọng nói thanh hơn. Vì vậy, tôi thường mua giá để chế biến thức ăn và xay nước uống. Các cô giáo ở trường tôi rất “nghiện” món giá ở đây, bình quân mỗi tuần đều đặt mua của cơ sở khoảng 40 kg”.
Theo anh Đạt, sản phẩm giá sạch LD đang xúc tiến thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu. “Mong muốn của tôi sau này có thể mở rộng sản xuất, tăng sản lượng cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị và các chợ để người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm giá sạch”-anh Đạt tâm sự.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.