Kinh doanh online kết hợp truyền thống: Hướng khởi nghiệp hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vừa giới thiệu, chào hàng trên các trang mạng xã hội, vừa mở một cửa hàng bày bán sản phẩm là cách nhiều bạn trẻ ở TP. Pleiku áp dụng để khởi nghiệp và thu được thành công.
Chỉ trong 1 tiếng đồng hồ buổi trưa có mặt tại cửa hàng thực phẩm Thanh Nhi (19 Võ Thị Sáu, TP. Pleiku), chúng tôi nhẩm đếm được khoảng vài chục lượt khách đến đây mua hàng. Cũng trong khoảng thời gian này, nhân viên cửa hàng liên tục đóng gói để giao hàng tận nhà cho khách. Vừa tất bật gói hàng cho khách, chị Nguyễn Thị Thảo Nhi-chủ cửa hàng-cho biết: “Đang là giờ cao điểm chuẩn bị bữa cơm trưa nên khách hàng rất đông. Đa số khách hàng đều đã xem trước thực đơn trên trang Facebook của cửa hàng để đặt món, khi đi làm về họ ghé qua lấy hoặc yêu cầu giao tận nhà”.
Tuy mới khai trương cách đây hơn 4 tháng nhưng cửa hàng thực phẩm Thanh Nhi đã thu hút một lượng khách khá đông, doanh thu mỗi tháng gần 100 triệu đồng. Để đạt con số ấn tượng ấy là nhờ cách kinh doanh linh động, biết kết hợp giữa bán hàng truyền thống và bán hàng online. Đặc biệt, lý lo khiến cửa hàng Thanh Nhi thu hút khách hàng chính là bởi dịch vụ sơ chế, nấu đồ ăn chín theo yêu cầu. Đây là dịch vụ khá mới mẻ ở Pleiku và phù hợp với cuộc sống hiện đại. “Những năm làm việc trong ngành thiết kế quảng cáo ở TP. Hồ Chí Minh đã cho mình nhiều kinh nghiệm về cách bán hàng online. Bên cạnh đó, thấy khách hàng ở Pleiku vẫn có thói quen mua sắm kiểu truyền thống nên mình quyết định mở kết hợp cả 2 kiểu kinh doanh để đáp ứng đa dạng nhu cầu. Thực đơn hàng ngày đều được cửa hàng thay đổi từ 7 đến 8 món, tùy nhu cầu mà khách hàng có thể mua đồ ăn sơ chế, ướp sẵn hoặc đã nấu chín. Tất cả nguyên liệu đều được chọn lựa kỹ, đảm bảo tươi ngon và giá cả phải chăng”-chị Nhi chia sẻ.
Khách mua sắm tại cửa hàng thực phẩm Thanh Nhi. Ảnh: D.Q
Khách mua sắm tại cửa hàng thực phẩm Thanh Nhi. Ảnh: D.Q
Cũng áp dụng mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp bán online, cửa hàng trái cây, thực phẩm nhập khẩu Hương Mộc thường xuyên cập nhật các thông tin về sản phẩm, chương trình giảm giá trên trang Facebook, đồng thời có hẳn một cửa hàng trưng bày trên đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku). Chị Trần Thị Diễm Phương-chủ cửa hàng Hương Mộc-cho biết: “Khách hàng bây giờ rất kỹ tính, nhất là với mặt hàng thực phẩm. Những khách hàng mới thường đến tận cửa hàng để xem và tự tay lựa chọn, trong khi khách hàng quen lại thích nhanh, tiện vì đã tin tưởng nguồn hàng nên chỉ cần lên mạng xem rồi đặt giao tận nơi. Do đó, mô hình bán hàng này sẽ đáp ứng cả 2 nhu cầu”. Theo chị Phương, cửa hàng Hương Mộc mới khai trương tháng 8-2018, thế nhưng, nhờ mở song song 2 kênh bán hàng nên được đông đảo khách hàng biết đến và tin tưởng sử dụng sản phẩm. “Hầu hết hàng hóa của cửa hàng là hàng nhập khẩu chính ngạch, có tem, mã vạch đầy đủ và chất lượng đã được kiểm định đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Hiện cửa hàng đã thuê thêm 2 nhân viên để vừa bán tại chỗ, vừa giao hàng nhanh chóng phục vụ khách hàng”-chị Phương cho biết thêm.
Mô hình kinh doanh truyền thống kết hợp online đang là xu hướng phát triển hiện nay và rất phù hợp với những bạn trẻ năng động đang tìm kiếm cơ hội khởi nghiệp. Đặc biệt, với người tiêu dùng thì đây thực sự là mô hình khá lý tưởng. Chị Trịnh Thị Sen (37 Lý Tự Trọng, TP. Pleiku) cho rằng: “Công việc bận rộn nên buổi sáng mình thường lên trang Facebook cửa hàng Thanh Nhi xem món và đặt thực đơn, trưa chỉ việc ghé qua lấy hoặc yêu cầu nhân viên giao tận nơi rất tiện lợi, giá cả cũng hợp lý”. Cũng là khách hàng thường xuyên của cửa hàng Thanh Nhi, chị Lê Thị Minh Tâm (công tác tại Công an tỉnh) thích thú: “Con mình rất kén ăn, trong khi mình quá bận rộn không thể làm nhiều món cho con. Vì vậy, mình thường dẫn cháu trực tiếp đến cửa hàng lựa món, tự bé mua bé sẽ thích ăn hơn”. Trong khi đó, theo chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (tổ 3, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) thì việc mua sắm tại những cửa hàng kinh doanh theo mô hình trên tạo cảm giác yên tâm hơn vì biết rõ địa điểm bán hàng.
Lê Lan

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.