Tận tâm với sự nghiệp "trồng người"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- 18 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người” cũng là ngần ấy thời gian cô Phạm Thị Thu Hà-giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) phải vượt qua biết bao thử thách để bám trụ và cống hiến.
Năm 2000, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, cô Phạm Thị Thu Hà đã tình nguyện xin về công tác tại Trường Phổ thông cơ sở Ia Hlốp (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê). Những ngày đầu vào nhận công tác tại ngôi trường nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng, bụi đỏ quanh năm cuốn mù mịt, trường lớp thì xiêu vẹo như muốn ngã đổ bất cứ lúc nào, cô giáo Hà đã nhiều lần bật khóc. “Thời điểm đó có quá nhiều khó khăn đối với một người trẻ mới vào nghề như tôi. Và cái khó lớn nhất vẫn là việc hòa nhập với người dân địa phương và học trò người Jrai. Thực tế khác xa với những gì tôi tưởng tượng khi đang ngồi trên giảng đường sư phạm. Có lúc tôi đã nản lòng, nhưng bởi đam mê với nghề và nhất là nhìn thấy học trò nơi đây quá thiệt thòi, thiếu thốn nên tôi quyết định vượt qua tất cả, bám trụ và yêu thương nơi này như chính gia đình mình”-cô Hà chia sẻ.
  Cô giáo Phạm Thị Thu Hà luôn tận tụy với học trò của mình. Ảnh: T.D
Cô giáo Phạm Thị Thu Hà luôn tận tụy với học trò của mình. Ảnh: T.D
Ngày ấy, nhà cô cách trường 10 km và đoạn đường này còn rất khó đi. Hôm nào cô cũng nán lại chỉ thêm cho học trò của mình làm bài tập nên lúc nào cũng là người về cuối cùng trong trường khi trời đã nhá nhem tối. Đoạn đường vắng và trơn nên hầu như ngày nào cô cũng bị trượt ngã. Cô Hà nhớ lại: “Có lẽ chính thứ tình cảm chân chất, mộc mạc của học trò nơi đây đã níu giữ và an ủi tôi vượt qua mọi trở ngại. Dù sau buổi tan trường hôm trước có bị ngã đau cỡ nào thì sáng hôm sau đến lớp, được thấy những ánh mắt ngây thơ, trong trẻo của trò, tôi lại quên hết, lại say sưa giảng bài”.
Với cô giáo Hà, việc vận động học sinh bỏ học quay lại trường cũng là một trong những trăn trở lớn nhất. Có lúc cô đã phải lên rẫy tìm học trò suốt 10 ngày liền, bởi cậu học trò ấy cứ thấy cô giáo tới nhà là… bỏ trốn. Vậy nhưng cô Hà vẫn kiên trì cho đến khi gặp được, tiếp đó không ép buộc em phải tới lớp ngay mà dùng biện pháp thuyết phục theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Hàng ngày, cô tới nhà em cùng trò chuyện, cùng sinh hoạt với gia đình để nắm bắt tâm tư, tình cảm. Rồi ngày học trò quyết định quay lại lớp học, cô là người tự tay cắt tóc và sửa soạn quần áo cho em. “Cậu học trò Jrai năm ấy nay đã học lên cấp III. Tôi vui mừng vì em ấy giờ vẫn xem tôi như người thân của mình”-cô Hà vui vẻ kể.

Thầy Đoàn Khánh Tín-Hiệu trường Trưởng Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai: “Trong công tác, cô Phạm Thị Thu Hà luôn bám sát kế hoạch, nhiệm vụ năm học và ứng dụng nhanh nhạy những thành quả từ các năm học trước để xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể. Cô  Hà sống hòa đồng, biết lắng nghe và tiếp thu góp ý từ các đồng nghiệp, mạnh dạn đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh. Chính vì vậy, cô Hà luôn được đồng nghiệp yêu thương, học sinh quý mến”.

Năm 2011, cô Hà được chuyển công tác về Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (làng Hăng Ring, thị trấn Chư Sê). Về trường mới, khó khăn không còn nhiều như trước, cô Hà có thêm thời gian để tập trung nâng cao năng lực chuyên môn. Để học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức, cô đã cố gắng tìm tòi những phương pháp giảng dạy sinh động, linh hoạt trong từng bài giảng; tập trung khơi gợi sự sáng tạo, tự học của học sinh. Với học sinh giỏi, cô giúp các em phát huy tố chất và khả năng tự tìm tòi cái hay trong các môn học. Còn đối với những học sinh có học lực yếu, cô tìm nhiều giải pháp giúp các em lấy lại kiến thức cơ bản như: phân công bạn giỏi kèm bạn yếu, tổ chức hình thức “đôi bạn cùng tiến”... Ngoài ra, cô Hà còn liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh để phối hợp trong công tác giáo dục, nhắc nhở những em còn mải chơi, lực học còn hạn chế.
Nhờ đó, các lớp do cô là giáo viên chủ nhiệm không có học sinh yếu-kém, tỷ lệ học sinh khá-giỏi luôn tăng lên hàng năm, 100% học sinh lên lớp. Với những nỗ lực của mình, cô giáo Phạm Thị Thu Hà nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi và giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Đặc biệt, năm học 2016-2017, cô vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã “Hoàn thành xuất sắc các phong trào thi đua dạy tốt”.
Trần Dung

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.