Người đẹp truyền thông ước mơ trở thành nhà sử học

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ít người biết Người đẹp truyền thông Phạm Ngọc Linh ôm ấp ước mơ trở thành nhà sử học. Một trong những động lực để cô tham gia cuộc thi HHVN chính là cơ hội gặp gỡ với trưởng BGK Dương Trung Quốc. Hiện Linh đang làm một nghiên cứu độc lập về Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ.

 



Mê áo dài và sách

Hai sở thích lớn nhất của Người đẹp truyền thông là sách và áo dài. Linh thích áo dài đến nỗi, ngay cả đi “bát phố” với bạn bè cũng phải diện áo dài. Bạn bè ban đầu rất ngạc nhiên, bây giờ đã chấp nhận sở thích đặc biệt của cô. Trong tủ quần áo của Linh có khoảng gần hai chục bộ áo dài các loại. Cô nói, thích sưu tập áo dài, thích những kiểu dáng, họa tiết đặc biệt, phá cách hoặc ngộ nghĩnh dễ thương.


 

 



Trong hành trang đi khắp nơi của Linh không bao giờ thiếu sách. Cô cho biết: rất thích dòng sách dành cho trẻ em.  Những cuốn có thể đọc đi đọc lại là: “Tôt-tô-chan cô bé bên cửa sổ”, “Triệu phú ổ chuột”, “Chú mèo dạy hải âu bay”. “Hoàng tử bé”... và Nguyễn Nhật Ánh. Cô hay dẫn một câu của Nguyễn Nhật Ánh khi bị “chê” lớn rồi còn đọc sách thiếu nhi: “tôi không biết cho trẻ em mà viết cho những người đã từng là trẻ em”. Linh giải thích: đọc sách trẻ em thấy một phần mình trong đó, cảm thấy có vé quay lại tuổi thơ, và cơ hội chiếu lại cuộc sống của mình hiện giờ. Một mảng sách nữa Linh thích đọc suốt 10 năm nay là sách về lịch sử.

 

 



Ước mơ thành nhà sử học

Rời khỏi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018, Linh trở lại công việc của một tiếp viên hàng không nhưng vẫn dành thời gian cho đam nghiên cứu sử học và ước mơ trở thành nhà sử học có ảnh hưởng truyền thông giống bác Dương Trung Quốc. Trong một số chuyến bay mà Linh làm nhiệm vụ, cô đã được trực tiếp gặp nhà sử học Dương Trung Quốc. Có lần Linh muốn đến nói chuyện nhưng thần tượng lại ngủ. Đi thi Hoa hậu, cô kể lại kỷ niệm ấy, nhà sử học giải thích: ông lên máy bay chỉ có hai động thái, hoặc là làm việc, hoặc là ngủ.

Hiện Linh đang làm một nghiên cứu độc lập về Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ. Đi đâu cô cũng mang theo sách sử, sách tham khảo bằng tiếng Anh, giấy bút để nghĩ ra gì hay thì ghi lại.

 

 



Nguyên nhân Linh chọn đề tài này bởi Tín ngưỡng thờ Mẫu đã được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Những bạn bè và khách nước ngoài mà Linh biết rất quan tâm đến lĩnh vực này. Bản thân cô tiếp xúc các nhà làm phim nước ngoài làm phim về đề tài này, và “bị” hỏi rất nhiều câu khó.

Bà nội Linh là người theo Tín ngưỡng thờ Mẫu, khi nhỏ cô từng được tham dự, thấy hay, và có những câu hát ngấm vào đầu. Người đẹp truyền thông quyết định đây sẽ là chủ đề nghiên cứu đầu tiên. Nhiệm vụ đề tài đặt ra là cung cấp thông tin về Tín ngưỡng thờ Mẫu cho người nước ngoài, không nặng về học thuật.

Hạnh Đỗ (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.