Khởi nghiệp với măng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hiện nay, nhiều hội viên, phụ nữ huyện Kbang, Gia Lai đang tích cực tham gia khởi nghiệp với các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Trong số này có cơ sở sấy khô măng le của chị Nguyễn Thị Thanh Hương-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tơ Tung.
Từ tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch là khoảng thời gian bà con nông dân xã Tơ Tung đi bẻ măng rừng. Măng le ở đây nhiều và ngon nên rất được lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo cách làm cũ, các hộ dân thường tự sơ chế măng, phơi khô thủ công và bán lẻ; thu nhập không ổn định bởi phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Xuất phát từ thực tế đó, chị Nguyễn Thị Thanh Hương đã nảy ra ý tưởng mở một cơ sở chuyên sấy khô nông sản, trong đó có măng le. Chị Hương cho biết: Người tiêu dùng đang hướng đến những sản phẩm ở địa phương do bà con tự chế biến, đặc biệt là sản phẩm từ rừng. Và măng le đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bởi đây là loại thực phẩm sạch, khi sơ chế không hề thêm phụ gia, hóa chất. Tuy nhiên, việc sơ chế và phơi khô theo kiểu thủ công khiến măng le không được giá, khó bảo quản. Vì vậy, chị nảy ra ý tưởng mua máy sấy nông sản để sấy măng.
  Chị Nguyễn Thị Thanh Hương bên một mẻ nguyên liệu.  Ảnh: Hà Duyệt
Chị Nguyễn Thị Thanh Hương bên một mẻ nguyên liệu. Ảnh: Hà Duyệt
Ngay khi ý tưởng được đề xuất, chị Hương nhanh chóng nhận được sự đồng tình ủng hộ của gia đình, chính quyền địa phương và Hội LHPN huyện. Nghĩ là làm, chị dành thời gian khảo sát thị trường, rồi đầu tư mua một máy sấy nông sản, máy hàn miệng túi, xây dựng cơ sở chế biến với tổng chi phí lên đến 350 triệu đồng. Để công việc được thuận lợi, chị vận động các chị em phụ nữ trong xã dành 4-5 giờ mỗi ngày đến phụ các công đoạn sơ chế như: luộc măng, ép ráo nước, cắt măng... Chị Hương cho biết: Mỗi tối, cơ sở thu về 5-7 tạ măng, thu hút khoảng 4-10 chị em phụ nữ đến làm. Ban ngày, họ có thể lao động bình thường, tối đến cơ sở làm thêm để tăng thu nhập. Chị Đinh Thị Sợi (làng Tung, xã Tơ Tung) chia sẻ: “Gia đình tôi làm rẫy, công việc nặng nhọc mà thu nhập chẳng được bao nhiêu. Chúng tôi đến đây làm thêm, công việc nhẹ nhàng lại còn có mấy chị em làm cùng nên vui lắm. Mỗi giờ chúng tôi được trả công 15 ngàn đồng, tính ra cả tháng có thể kiếm thêm 2 triệu đồng”. Cơ sở này hiện còn sản xuất thêm các mặt hàng khác như: bí đao, chuối hột rừng sấy khô... và nhận sấy nông sản cho các hộ dân trên địa bàn. Tại Ngày hội du lịch Kbang tổ chức vào đầu tháng 8-2018, các sản phẩm của cơ sở cũng đã được trưng bày cùng nhiều nông sản đặc trưng của địa phương. 
Bà Đinh Thị Phiên-Chủ tịch Hội LHPN huyện Kbang-cho biết: Năm 2018, Hội đã triển khai kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025” và đã có 7 ý tưởng được hỗ trợ với tổng kinh phí 350 triệu đồng. Hội cũng đã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên mở 1 lớp tập huấn về ý tưởng khởi nghiệp với sự tham gia của 110 phụ nữ. Hiện nay, Hội LHPN huyện đang hướng dẫn các Hội cơ sở khảo sát ý tưởng khởi nghiệp, nhu cầu sản xuất trong chị em hội viên phụ nữ nhằm kịp thời có chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần sáng tạo, khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp của chị em phụ nữ thông qua sự phát triển của các tổ hợp tác/hợp tác xã. Đây cũng là hoạt động góp phần thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.       
Hà Duyệt

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.