Hỗ trợ phát triển khởi nghiệp ở Gia Lai cần thực chất, hiệu quả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mong muốn giúp các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận thông tin cũng như kinh nghiệm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã phối hợp cùng Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Doanh nghiệp KHCN (Viện Ứng dụng Công nghệ) triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
“Do các điều kiện đặc thù về địa kinh tế, nhu cầu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Gia Lai có sự khác biệt so với các khu vực khác. Chính vì vậy, cần có sự hỗ trợ của các tổ chức nghiên cứu, quản lý và các chuyên gia để tư vấn cho địa phương mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp, thực chất và hiệu quả nhất”-ông Lưu Trung Nghĩa-Giám đốc Sở KHCN-nhấn mạnh.
  Ký kết hợp tác giữa Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) với Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai. Ảnh: T.D
Ký kết hợp tác giữa Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) với Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai. Ảnh: T.D
Chuỗi hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh bao gồm các sự kiện như: hội thảo, tọa đàm về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho các tỉnh Tây Nguyên, trong đó tập trung vào Gia Lai; khảo sát thực tế các mô hình khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh; trao đổi các nội dung công nghệ, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực gồm nông nghiệp công nghệ cao, chế biến sản phẩm nông nghiệp, phát triển chuỗi giá trị, tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho các nhóm khởi nghiệp, quản trị nguồn lực cho tổ chức khởi nghiệp… Bên cạnh đó là xây dựng phương hướng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo liên vùng Tây Nguyên, kết hợp doanh nghiệp địa phương với cơ quan, viện nghiên cứu nhằm phát triển giải pháp tổng thể hướng tới các mô hình chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại địa phương; ký kết hợp tác giữa Viện Ứng dụng Công nghệ (Bộ KHCN) với Sở KHCN Gia Lai.
Dịp này, các chuyên gia đã có những trao đổi thẳng thắn về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh cũng như lắng nghe các ý kiến thực tế của các doanh nghiệp, cán bộ địa phương. Nói về phát triển mạng lưới liên vùng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh, ông Hồ Sỹ Thường-Giám đốc Điều hành Vườn ươm Doanh nghiệp Hà Nội-cho rằng: “Địa phương cần nghiên cứu hoàn thiện quy hoạch các cụm phát triển mang tính chuyên môn hóa các sản phẩm chủ lực, trong đó tập trung ưu tiên những ngành nông nghiệp trọng điểm như cây công nghiệp đặc trưng, rau, hoa quả, chăn nuôi... Đặc biệt là khâu nghiên cứu tạo giống năng suất chất lượng cao, kết hợp phát triển khu công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản theo quy hoạch. Tiếp đó thông qua doanh nghiệp khởi nghiệp để tạo thành chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ để đạt hiệu quả cao”.
Thời gian qua, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của ngành KHCN tỉnh. Đã có nhiều chương trình, dự án nhằm kích thích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng đội ngũ các doanh nghiệp coi trọng và có tiềm lực KHCN. Gia Lai cũng đã có nhiều hoạt động xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn. Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đã được hình thành, kết nối với các hiệp hội để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Để tăng cường sức cạnh tranh, tạo nên động lực tăng trưởng mới, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ là một trong những nền tảng giúp Gia Lai thực sự chuyển mình, trở thành điểm sáng về khởi nghiệp, về phát triển công nghệ của vùng Tây Nguyên.
Giám đốc Sở KHCN Lưu Trung Nghĩa cho biết: “Thời gian qua, Sở đã triển khai 20 lớp tập huấn tại 17 huyện, thị xã, thành phố và các hiệp hội, Hội Doanh nghiệp để thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0); xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho địa phương, doanh nghiệp và đặc biệt là khởi động phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh xuống tận cơ sở với gần 3.000 người tham gia”. Mục tiêu sắp tới của Gia Lai là xây dựng các mô hình cơ sở ươm tạo công nghệ và các tổ chức KHCN phù hợp với điều kiện thực tế và lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ của tỉnh; đề xuất mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kết nối liên vùng giữa Gia Lai và các tỉnh trong khu vực. Phối hợp với các trung tâm đào tạo khởi nghiệp có uy tín để đào tạo huấn luyện viên khởi nghiệp làm nòng cốt xây dựng phong trào.
“Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học cũng như các công nghệ mới, công nghệ thân thiện môi trường vào đời sống sản xuất là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ngành KHCN tỉnh nhà. Nhiệm vụ này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp tỉnh, trong đó sự đóng góp của các nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng”-ông Lưu Trung Nghĩa khẳng định.
 Mai Ka

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.