Nữ 9x khởi nghiệp thành công với cây mắc ca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mới 26 tuổi đời, nhưng bằng đam mê kinh doanh và “không sợ thất bại”, cô gái Nguyễn Thị Thu Phương ở xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, đã mạnh dạn đầu tư kỹ thuật sấy, tận dụng ưu thế của địa phương để khởi nghiệp thành công với cây mắc ca.
Chị Phương trình bày Đề án “Sản xuất và kinh doanh hạt mắc ca” trong đêm chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018.  Ảnh: Thu Hoài
Chị Phương trình bày Đề án “Sản xuất và kinh doanh hạt mắc ca” trong đêm chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018. Ảnh: Thu Hoài
Thu Phương gây ấn tượng với người đối diện bởi ngoại hình nhỏ nhắn, xinh xắn, tính tình hòa đồng, lễ phép, nhưng trong cách nói chuyện luôn tràn ngập sự tự tin. Có dịp ghé về thôn Lộc Xuân, xã Phú Lộc, chúng tôi được chứng kiến “sự nghiệp” của cô gái trẻ này. Đó là 2 kho lạnh chứa hàng tấn mắc ca, là hệ thống dập nứt - đóng gói - sấy - hút chân không và đóng thùng sản phẩm. Ít ai biết rằng, để có được hệ thống hoàn thiện như ngày hôm nay, việc kinh doanh đi vào ổn định và phát triển, Phương đã trải qua không ít khó khăn và thất bại.
Phương kể lại, năm 2016, nhận thấy ở địa phương, gia đình và các hộ dân lân cận thu hoạch đại trà mắc ca nhưng đầu ra hầu như không có. Trên thị trường khi ấy, sản phẩm mắc ca của Úc được bán với giá rất cao. Qua tìm hiểu, Phương nhận thấy đây là cơ hội kinh doanh rất tốt cho bản thân. Cô gái trẻ đã từ bỏ công việc đang làm ở Đà Nẵng để về quê nhà khởi nghiệp với cây mắc ca.
Phương dành 6 tháng đầu năm 2016 để tìm hiểu về công nghệ kỹ thuật, sản phẩm, thị trường tiêu thụ và mua máy móc về để hiện thực hóa ước mơ. Giữa năm 2016, sản phẩm “mắc ca sấy dập nứt” mang thương hiệu Mắc ca Đắk Lắk Nguyên Phương lần đầu tiên được tung ra thị trường và được người tiêu dùng đón nhận. Thời gian đầu, Phương chỉ bán lẻ, bán online là chủ yếu.
Khó khăn khi ấy liên tiếp ập đến khi hệ thống sấy chưa hoàn thiện, máy dập chưa có, Phương cùng công nhân phải dùng búa đập hạt, hạt hư hỏng nhiều, khách hàng liên tiếp phản ánh. Phương chia sẻ, có lúc Phương nản chí, muốn bỏ cuộc nhưng không than thở với ai, gạt suy nghĩ và quyết cố gắng với những gì đã bỏ ra. Phương chủ trương “lấy uy tín làm đầu”, hàng lỗi, hàng hư hỏng được Phương đổi cho khách hàng. Bên cạnh đó, Phương dần hoàn thiện hệ thống máy móc và dùng các phương châm như “khó ở đâu, gỡ ở đó”, “không làm nhanh, làm từ từ” để tìm giải pháp vượt qua thất bại.
Trời không phụ lòng người, sau một năm thua lỗ (77 triệu đồng) vào năm 2016, năm 2017 Phương xuất ra thị trường 25 tấn hạt mắc ca, trừ chi phí còn lãi 450 triệu đồng. Ngoài phân phối sản phẩm ở thị trường trong nước, hiện nay sản phẩm Mắc ca Đắk Lắk Nguyên Phương đã xuất khẩu tiểu ngạch qua Đài Loan
Chị Phương kiểm tra cây giống mắc ca trước khi bán cho người nông dân. Ảnh: Thu Hoài
Chị Phương kiểm tra cây giống mắc ca trước khi bán cho người nông dân. Ảnh: Thu Hoài
Thành công lại một lần nữa mỉm cười với Phương khi đề án “Sản xuất và kinh doanh hạt mắc ca” của cô gái trẻ này vừa giành giải Nhất Cuộc thi Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tỉnh Đắk Lắk năm 2018, chung kết vào ngày 12/10 vừa qua. Phương đã chinh phục được ban giám khảo từ sản phẩm tới ý chí của bản thân, kế hoạch kinh doanh và sự mạch lạc trong tài chính.
Shark Tank Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn giáo dục Egroup, thành viên ban giám khảo cuộc thi nhận xét: “Phương tuy là phụ nữ nhưng có nghị lực rất lớn, phẩm chất rất phù hợp với từ khởi nghiệp, bởi phẩm chất của người đứng đầu quyết định trên 50% sự thành công trong kinh doanh. Cá nhân Phương đã thất bại nhiều lần nhưng em đã tìm ra giải pháp để thành công”.
Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, Phương cho biết sẽ đầu tư thêm máy móc, chiến lược kinh doanh để đưa sản phẩm vào một số hệ thống siêu thị và xuất khẩu đi một số nước khác, mở văn phòng đại diện ở huyện Krông Năng và thành phố Hồ Chí Minh, sản lượng hàng năm sau cao hơn năm trước cho tới khi ổn định ở con số hợp lý. Bên cạnh sản phẩm hạt mắc ca sấy dập nứt, Phương sẽ cho ra thị trường các sản phẩm như sôcôla mắc ca, bột mắc ca, mắc ca rang muối, sữa mắc ca.
Phương chia sẻ, bản thân còn phải học hỏi và hoàn thiện rất nhiều. Là phụ nữ, tuổi còn trẻ, Phương gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Ngoài chú trọng chất lượng sản phẩm, Phương phải học cách ăn mặc, nói năng để tạo niềm tin với khách hàng. Phương chia sẻ, mỗi lời động viên của khách hàng đã tạo thêm động lực, niềm vui cho Phương trong kinh doanh, giúp Phương có được như ngày hôm nay.
Chị Phương cho sản phẩm hạt mắc ca sấy nứt vào máy hút chân không.Ảnh: Thu Hoài
Chị Phương cho sản phẩm hạt mắc ca sấy nứt vào máy hút chân không.Ảnh: Thu Hoài
Dù bận bịu, Phương vẫn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn - Hội ở địa phương. Cô gái trẻ kiêm Bí thư Đoàn thôn Lộc Xuân vừa vinh dự được tuyên dương, khen thưởng “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V - năm 2018” vào tháng 5/2018.
Chị H Rô Ma Mlô, Bí thư Huyện đoàn Krông Năng cho biết, Phương là nhân tố mới và tích cực trong việc truyền cảm hứng, tạo động lực cho bạn trẻ trên địa bàn bước vào sân chơi mới, sân chơi khởi nghiệp. Điều đáng quý ở Phương là tuy nhỏ nhắn, trẻ tuổi, nhưng Phương rất nhanh nhẹn, có tinh thần trách nhiệm, cầu thị và tâm huyết với công việc. Trong thời gian tới, huyện Đoàn sẽ tổ chức các diễn đàn về khởi nghiệp và thành lập Chi hội doanh nhân trẻ, Phương sẽ là Chủ tịch Chi hội bởi Phương có nhiều tố chất để thanh niên học hỏi, noi gương trên con đường khởi nghiệp.
Hơn 2 năm, bằng sự quyết tâm của mình, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Phương đã hiện thực hóa ước mơ của mình, tạo đầu ra cho sản phẩm và tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, là địa chỉ kết nối, chia sẻ kinh nghiệm về trồng, chăm sóc, chế biến mắc ca giữa nông dân và các giáo sư trong ngành. Ngọn lửa đam mê luôn bùng cháy trong cô gái trẻ, cùng với ý chí, nghị lực và con đường mục tiêu rõ ràng, chắc chắn rằng Nguyễn Thị Thu Phương sẽ thành công hơn nữa trên con đường khởi nghiệp, đưa các sản phẩm của Mắc ca Đắk Lắk Nguyên Phương tới đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hoài Thu (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.