Những "đôi tay vàng" làm đẹp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Bằng cả tâm huyết và sự khéo léo, những nhà tạo mẫu tóc, nghệ nhân phun xăm thẩm mỹ ngày ngày lặng lẽ làm đẹp cho người, cho đời. Nhiều người đã khẳng định được tên tuổi qua các cuộc thi lớn nhỏ trong nước và quốc tế. 
Duyên với nghề
Năm 2007, chị Nguyễn Thị Kiên Giang (tổ 7, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, Gia Lai) theo học Trường Sân khấu Điện ảnh TP. Hồ Chí Minh. Sau đó, chị tiếp tục theo học thiết kế nội thất Trường Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai và học kiến trúc, phong thủy dân dụng tại Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh. Trong thời gian này, chị cũng học thêm nghiệp vụ sư phạm, kế toán. Thế nhưng sau cùng, chị Giang lại đến với phun xăm thẩm mỹ như một mối lương duyên.
Trước đây, từng làm rất nhiều nghề nhưng lúc nào chị Giang cũng cảm thấy mệt mỏi, áp lực, không tìm thấy niềm vui. “Một lần nhìn thấy người làm nail (làm móng) dạo, mình vô tình hỏi thăm thì được biết thu nhập của chị ấy mỗi tháng còn cao hơn người làm văn phòng. Sẵn có chút năng khiếu mỹ thuật, mình quyết tâm đi học, sau đó về mở tiệm. Rồi nhận thấy chị em có nhu cầu xăm chân mày, xăm môi, mí mắt ngày càng nhiều, mình lại khăn gói lên đường “tầm sư” và gắn với nghề cho đến bây giờ”-chị Giang chia sẻ.
  Chị Nguyễn Thị Kiên Giang làm giám khảo tại Đại hội thẩm mỹ quốc tế lần thứ I-2018 (ảnh do nhân vật cung cấp).
Chị Nguyễn Thị Kiên Giang làm giám khảo tại Đại hội thẩm mỹ quốc tế lần thứ I-2018 (ảnh do nhân vật cung cấp).
Gắn bó với nghề tóc đã hơn 20 năm nhưng chưa lúc nào chị Nguyễn Thị Tuyết Nga (chủ cơ sở Nga Style, đường Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) hết đam mê với lựa chọn của mình. “Ban đầu, tôi đến với nghề làm tóc chỉ đơn giản là để kiếm thêm thu nhập, nhưng càng tìm hiểu, càng đi sâu mới thấy hết sự thú vị và ngày càng yêu thích”-chị Nga bộc bạch. Năm 1997, sau khi tốt nghiệp THPT, chị Nga vào TP. Hồ Chí Minh để học nghề. Sau đó, chị tham gia học một khóa về tóc tại Nhà Văn hóa Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh rồi về Gia Lai mở tiệm. Vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, cộng thêm những lần được các công ty mỹ phẩm về tóc bồi dưỡng, chị có thêm kiến thức trong lĩnh vực này và ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng.
Tạo mẫu tóc hay phun xăm thẩm mỹ là những công việc mà thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự khéo léo của đôi tay. Ngoài ra, nghề cũng đòi hỏi khiếu thẩm mỹ rất cao. Chị Giang tâm sự, phun xăm chân mày, môi, mí mắt, ngoài việc phải vẽ sao cho đẹp, không bị lệch thì khó nhất chính là vẽ dáng chân mày và kỹ thuật “đi” viền. Với mỗi khuôn mặt lại có cách vẽ đường chân mày dài, ngắn khác nhau. Tương tự, với nghề tóc, mỗi đường cắt đều thể hiện trình độ của người cầm kéo. Hay mỗi sản phẩm tóc sau khi tạo kiểu thể hiện khiếu thẩm mỹ, kỹ thuật làm hóa chất thuần thục của người thợ. Chị Nga cho hay: “Để làm nghề tóc, phải mất nhiều thời gian học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Mỗi khuôn mặt hợp với kiểu tóc khác nhau. Kỹ thuật, hóa chất, thời trang tóc luôn luôn đổi mới không ngừng, vì vậy nhà tạo mẫu tóc cũng cần phải liên tục cập nhật, học hỏi những cái mới, cái hay và áp dụng thành công thì mới có thể trụ được với nghề”.
Những “đôi tay vàng”  
Để trau dồi cũng như thể hiện tay nghề, chị Giang, chị Nga đã khẳng định tên tuổi qua các cuộc thi lớn nhỏ trong nước và quốc tế. Tháng 2 vừa qua, chị Nga đã đạt giải “Bàn tay vàng đất Việt” trong Hội thi tay nghề ngành tóc và thẩm mỹ năm 2018 do Câu lạc bộ Cây kéo vàng tổ chức. Dịp này, chị Nga cũng đạt danh hiệu “Cây kéo vàng” danh giá. Ngoài ra, chị cũng thường xuyên tham gia các sự kiện, cuộc thi trình diễn tóc để tự mình học hỏi, trau dồi kiến thức cho nghề.
Với chị Giang, được nằm trong top 40 thí sinh được công nhận “Kỹ thuật vàng” tại Cuộc thi Chuyên gia phun thêu thẩm mỹ quốc tế năm 2017 là điều vô cùng tự hào. Chị cho hay: “Cuộc thi có sự tham gia của 500 thí sinh đến từ 9 quốc gia, trong đó có những đất nước mà ngành phun thêu thẩm mỹ rất phát triển như Hàn Quốc, Thái Lan, Mexico, Trung Quốc… Vì thế khi được giải, mình đã rất bất ngờ và vui mừng”. Chị Giang vừa được Tổng Liên đoàn Hiệp hội Thẩm mỹ Quốc tế IFBC mời làm thành viên Ban giám khảo của Đại hội thẩm mỹ quốc tế lần thứ I-2018 diễn ra ở TP. Hồ Chí Minh. Sự ghi nhận từ các tổ chức uy tín về nghề đã giúp chị Giang, chị Nga ngày càng tự tin với lựa chọn của mình. Nhưng trên hết, ghi nhận tuyệt vời nhất đó là sự hài lòng của khách hàng. Chị L.T.L. (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) đến xăm mí và chân mày ở cơ sở của chị Giang chia sẻ: “Tôi từng làm chân mày và mí mắt ở nhiều nơi nhưng chị Giang khiến tôi cảm thấy hài lòng và yên tâm về chất lượng nhất. Chị làm rất tỉ mỉ, cẩn thận và đẹp, đúng ý của khách hàng”.
Những “đôi tay vàng” ấy đã nhận và đào tạo nhiều thế hệ học viên trưởng thành ra nghề, kiếm được thu nhập ổn định. Với mong muốn làm đẹp thêm cho đời, cho người, chị Nga dự định sẽ học thêm chứng chỉ sư phạm, sau đó mở các khóa đào tạo nghề làm đẹp như vẽ nail, massage thư giãn, tạo mẫu tóc… dành cho những ai đam mê hay muốn tìm một công việc có thêm thu nhập. Chị Giang cũng nhận đào tạo học viên, nâng cấp hơn nữa cơ sở làm đẹp của mình và tiếp tục học hỏi kỹ thuật phun thêu hiện đại để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.