Cất bằng kỹ sư đi làm bánh cuốn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, song Nguyễn Đình Chính lại quyết định cất tấm bằng tốt nghiệp, để khởi nghiệp với đặc sản quê hương: Bánh cuốn Tây Sơn (Bình Định).
Bánh cuốn Tây Sơn.
Bánh cuốn Tây Sơn.
Tôi hỏi Chính: Có hối hận vì mất mấy năm học đại học không? Người sáng lập thương hiệu bánh cuốn Tây Sơn đáp: “Tôi không hối hận gì. Nhờ những năm học đại học bươn bả nhiều nghề để kiếm sống như phát tờ rơi, phục vụ nhà hàng tiệc cưới, quán ăn… đã giúp tôi tích lũy kinh nghiệm khởi nghiệp”.  Chính chọn món bánh cuốn Tây Sơn để khởi nghiệp vì những ám ảnh tuổi thơ: “Ở quê tôi bánh cuốn là món ăn có thể thay cơm. Tôi thèm món này lắm. Hồi ấy cũng mấy khi được ăn, tiền đâu mà ăn? ”, Chính ngậm ngùi. 
Hoàn cảnh khó khăn là động lực
Nguyễn Đình Chính sinh ra và lớn lên ở xóm 2, thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình có 6 anh chị em, cuộc sống khó khăn, vất vả. Ba mẹ anh tranh thủ ra ngoài đồng cả buổi tối, lao động dưới ánh trăng, những đêm không trăng, họ xách thêm cây đèn dầu để lấy ánh sáng. Gia cảnh nghèo đến mức, cái ăn không đủ, nấu một nồi cơm, 1 phần  gạo, 9 phần mì,  ăn chống đói. Từ cấp 1, Chính đã phải đi bộ hơn chục cây số để đến trường học. Trước khi đến trường, Chính còn tranh thủ  chăn bò, có khi đi học trong tình trạng chưa ăn sáng, không ít lần cậu xỉu đi vì đói. Rồi Chính thi đỗ đại học. Để đảm bảo việc học, anh bươn bả kiếm sống, bằng đủ thứ nghề, từ lao động trí óc tới lao động chân tay. Công cuộc mưu sinh nhọc nhằn giúp Chính sớm biết quý trọng đồng tiền và nuôi khát vọng kiếm tiền chân chính. Qua quan sát anh nhận thấy kinh doanh ẩm thực là mảnh đất còn nhiều tiềm năng ở Sài Gòn.
Học từ thất bại
Nguyễn Đình Chính trong đồng phục ở cửa hàng bánh cuốn Tây Sơn.
Nguyễn Đình Chính trong đồng phục ở cửa hàng bánh cuốn Tây Sơn.
Nguyễn Đình Chính tốt nghiệp đại học tháng 9 năm 2013. Thay vì đi xin việc,  chàng trai trẻ hăm hở lập nghiệp bằng món ăn trong nỗi nhớ cồn cào của anh những năm tháng học tập và kiếm sống ở Sài thành. Đầu tiên, Chính trở về quê nhà tìm một người làm nghề nổi tiếng để học. Ở quê Chính, không còn nhiều người trẻ chọn làm bánh cuốn để mưu sinh (đừng nói khởi nghiệp) bởi nghe kém sang đã đành lại vất vả, cực nhọc. Có bằng đại học trong tay, không chọn nghề nhàn hạ, đi học nghề làm bánh cuốn, lựa chọn này của Chính khiến các bậc cha chú ra sức can ngăn. Anh buộc phải nói dối cha mẹ: Trong lúc tìm việc khó khăn, con cầm cự với nghề làm bánh cuốn Tây Sơn để kiếm sống qua ngày. Khi ba mẹ yên tâm phần nào, Chính bắt tay vào cuộc kêu gọi vốn đầu tư.
Chẳng ai đặt niềm tin vào một chàng trai mới ra trường. Nhưng người thầy hướng dẫn đồ án tốt nghiệp đã cho anh một cơ hội, khi quyết định xuất vốn để anh kinh doanh. Nhưng chỉ trong vòng 8 tháng, thua lỗ nặng nề, cửa hàng bánh cuốn Tây Sơn đóng cửa. Chính kiệt quệ đến mức phải vay tiền bạn bè để về quê ăn tết. Thất bại đã dạy cho Chính một bài học trong kinh doanh: “Dục tốc bất đạt”, vội vã mở cửa hàng khi chưa tìm hiểu kỹ thị trường, khi số vốn trong tay còn mỏng, kinh nghiệm còn thiếu, vấp ngã không có gì lạ.
Chính xin đi làm để có tiền trang trải cuộc sống và có vốn để khởi nghiệp lại. Năm 2015, Chính tiếp tục bán đặc sản quê hương, bánh cuốn Tây Sơn. Nhưng lần này anh cẩn trọng hơn, bài bản hơn. Qua mạng xã hội, qua phát tờ rơi… anh giới thiệu đến “thượng đế” món ngon quê mình. Thương hiệu bánh cuốn Tây Sơn chính thức được chào đời trong một căn nhà trọ, len lỏi đến các hội chợ lớn, nhỏ. Có ai ngờ, người sáng lập thương hiệu đồng thời cũng là đầu bếp chế biến kiêm nhân viên giao hàng. Ban đầu lượng bánh bán được rất ít nhưng tín hiệu khả quan qua từng tháng. Anh bắt đầu cần đến những người giúp việc cho mình. Đến năm 2017, nhu cầu thượng đế tăng cao, anh mở cửa hàng nhỏ và mau chóng phải chuyển địa điểm có diện tích lớn hơn mới đáp ứng được lượng khách mỗi ngày.

Hiện nay ngoài cửa hàng bánh cuốn Tây Sơn ở Gò Vấp, Chính có thêm 5 đại lý nhượng quyền ở TP HCM. Theo tiết lộ của Chính, có thể anh sẽ mở rộng kinh doanh ra một vài thành phố khác, như Hà Nội, theo hình thức nhượng quyền. Doanh thu cả hệ thống mỗi tháng đem lại cho Chính khoảng 400 triệu đồng. 

Không ngừng lắng nghe
Người sáng lập thương hiệu “Bánh cuốn Tây Sơn” rất nhiệt tình tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. Ngay đến bây giờ, khi đã thành công,  anh vẫn không ngừng lắng nghe. Thỉnh thoảng ông chủ cửa hàng cũng tham gia “ship” bánh để được biết tâm tư khách hàng. Chính tiết lộ: Trong khi các nguyên liệu chế biến đều được nhập từ những nguồn uy tín, thì nước chấm ở cửa hàng bánh cuốn Tây Sơn là một sáng tạo kỳ công của anh, ra đời nhờ những đóng góp quí báu của khách hàng. Vốn dĩ nước chấm quê anh mặn và cay hơn so với khẩu vị của người Sài Gòn. Anh đã giảm mặn, giảm cay, tăng vị ngọt, để  làm vừa lòng “thượng đế” nơi đây. Nghe qua tưởng đơn giản, song để có bát nước chấm như hiện nay, Chính đã mất nhiều công sức thử nghiệm pha chế, đến mức suốt một thời gian dài đi đâu anh cũng bị bạn bè trêu vì trên người lúc nào cũng quẩn mùi nước mắm. 
Nhớ lại những ngày đạp xe giữa nắng nóng Sài Gòn để giao hàng trong bước đầu khởi nghiệp, Chính tự “phục mình”: “Sao những ngày ấy lại làm được như vậy”. Anh thú nhận: “Trong suốt cuộc hành trình của mình, tôi đã gặp những khó khăn và trở ngại, nhiều lúc muốn gục ngã”. Nhưng anh đã vượt qua nhờ lòng kiên trì, ý chí vươn lên, cho dù Chính tự nhận “tôi vốn dĩ không phải người tài ba hay có tố chất thông minh”.
Đào Nguyên (TP)

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.