Khởi nghiệp từ "án tử"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày Đỗ Quang Ba nhận được tin mình bị ung thư giai đoạn 3, đất trời như sụp đổ. Nhưng như một định mệnh, “án tử hình” treo lơ lửng trên đầu Quang Ba lại mở ra cánh cửa để anh khởi nghiệp.
 Đỗ Quang Ba trong một lần trao quà cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K, Hà Nội
Đỗ Quang Ba trong một lần trao quà cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K, Hà Nội
Đó là năm 2010, sau một cơn đau dữ dội, Quang Ba (39 tuổi) nhập viện và biết được tình trạng của mình. Đang là một hướng dẫn viên tiếng Nhật khá thành công, thu nhập cao, tương lai rộng mở, anh Ba rơi vào khủng hoảng. Toàn bộ số tiền tích lũy sau bao năm được anh dồn hết vào chữa trị, chỉ mong có thêm ngày được sống.
May mắn, một người bạn từng làm cùng tại Nhật đã giúp đỡ, đưa Ba sang Nhật điều trị. Sau ca phẫu thuật và các đợt điều trị bằng hóa chất, điều trị miễn dịch, tăng cường sức đề kháng bằng tế bào gốc, các tế bào ung thư đã được loại bỏ. Ba không tin vào kết luận của các bác sĩ, tài chính đã cạn kiệt, anh vay mượn thêm tiền và bán cả căn nhà mình đang ở qua cả Pháp và Mỹ để được biết chắc chắn rằng, mình đã thoát khỏi… án tử.
Trở về đời thường, Ba luôn trăn trở phải làm gì để có thể cứu nhiều hơn nữa những bệnh nhân mắc bệnh nan y, tuyệt vọng, khủng hoảng tinh thần như mình đã từng. Là cử nhân khoa tiếng Nhật, Trường ĐH Hà Nội, sau nhiều năm làm phiên dịch tại Nhật, hướng dẫn viên du lịch cho khách Nhật tại VN, được sự hỗ trợ của nhiều cộng sự và chuyên gia, Ba quyết định thành lập công ty hợp tác y tế VN - Nhật Bản (VJIIC) hướng dẫn thủ tục, giúp đỡ bệnh nhân lấy mẫu bệnh phẩm, biên dịch hồ sơ bệnh án sang tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, xin visa y tế...
Khởi nghiệp trong lĩnh vực y tế không hề đơn giản, Ba tích lũy kiến thức chuyên ngành từ thời gian điều trị dài ngày tại Nhật, được gặp gỡ, thảo luận cùng các bác sĩ, giáo sư đầu ngành. Đặc biệt, sau khi biết mình có cơ hội được sống dù mắc ung thư, anh tham gia khóa học ngắn hạn về y tế tại Nhật, đồng thời tình nguyện làm phiên dịch viên y tế tại các bệnh viện của Nhật cho những bệnh nhân VN sang điều trị.
Đỗ Quang Ba sinh ra trong một gia đình 6 anh chị em ở một làng quê nghèo huyện Chương Mỹ, nay thuộc Hà Nội, bố là thương binh, mẹ là giáo viên mầm non nghỉ hưu sớm, kinh tế gia đình trông chờ vào hạt lúa, củ khoai ngoài ruộng. Từ nhỏ, anh đã có biệt danh “cô Ba” bởi phải làm tất cả các công việc phụ nữ vẫn làm, từ cấy, gặt lúa, đi chợ, nấu cơm…
Sau này, trên truyền hình chiếu phim Ô sin của Nhật, người ta chuyển sang gọi Ba bằng biệt danh này vì anh không nề hà việc gì, miễn lương thiện để có tiền đóng học.
“Tôi nhận tất cả các việc cày thuê cuốc mướn, bốc vác, thợ hồ. Vì quá thương mẹ vất vả, thương bố bệnh tật nhưng nhường cơm trắng cho con để ăn cơm độn ngô sắn, tôi quyết tâm học giỏi, không để cảnh cơ cực của gia đình lâm vào thế không có lối thoát”, Quang Ba chia sẻ.
Đi lên từ nghèo khó, lúc nào Ba cũng trăn trở giúp được nhiều hơn nữa những bệnh nhân nghèo nhưng mắc bệnh nặng. Anh tổ chức các buổi khám bệnh, tư vấn miễn phí thông qua hồ sơ bệnh án định kỳ hằng năm... Ba thông báo tin vui, sắp tới anh và các cộng sự sẽ làm việc với một số cơ quan, tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Nhật Bản để xin nguồn tài trợ thực hiện các chương trình điều trị nhân đạo cho bệnh nhân nghèo VN tại Nhật.
Nhà khởi nghiệp 39 tuổi cho hay ung thư không những không là… án tử mà còn trao cho anh cơ hội được sống tốt hơn. “Trước đây, có lúc tôi đang sống nhưng lại không hề biết mục đích mình tồn tại là gì. Thoát khỏi cái chết, tôi hiểu rằng, niềm hạnh phúc và nụ cười mà ta đem lại được cho cuộc đời mới là điều ý nghĩa, chứ không phải là kiếm thật nhiều tiền và tự mình hưởng thụ”, Đỗ Quang Ba bộc bạch.
Thúy Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.