Khởi nghiệp với dược liệu rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau khi lấy bằng cử nhân quản trị kinh doanh, Bền Chí Thịnh (người Xê Đăng, 31 tuổi, ở thôn 3, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, Kon Tum) về quê khởi nghiệp với dược liệu rừng, đạt doanh thu cả tỉ đồng/năm.

Anh Thịnh bên dược liệu chuẩn bị chế biến
Anh Thịnh bên dược liệu chuẩn bị chế biến



Gia đình anh Thịnh có nghề thu mua dược liệu, trong đó có cây thổ phục linh. "Người ta mua cây này nhiều để bào chế thuốc, sao mình không làm?", nghĩ vậy nên cuối năm 2014, anh Thịnh sơ chế cây thổ phục linh làm thuốc.

Ban đầu, anh Thịnh thái ra từng lát mỏng, phơi khô và nấu nước để gia đình uống trước. Sau một thời gian, bệnh đau xương khớp của ba mẹ bớt hẳn, anh liền nghĩ đến việc kinh doanh cây thuốc này.

Thành công với thổ phục linh, anh Thịnh cùng vợ bắt tay sơ chế, chế biến nhiều sản phẩm khác. Ba mẹ làm đông y, 2 chị gái cũng làm nghề đông y. Do vậy, hai vợ chồng anh Thịnh có được nguồn tham vấn đáng quý.

Để mở rộng sản xuất, anh Thịnh cũng đăng ký thương hiệu hộ kinh doanh KORA (lấy hai chữ đầu của tên huyện Kon Rẫy), đồng thời đầu tư 500 triệu đồng để trang bị hệ thống máy móc lò sấy, chế biến, nhà xưởng, sân phơi 2.000 m2, đảm bảo cho lực lượng lao động từ 8 - 10 người làm việc hằng ngày.

"Năm 2017, doanh thu của cơ sở tôi đạt hơn 1 tỉ đồng. Năm 2018, tôi quyết tâm đạt doanh thu 3 tỉ đồng. Tôi cũng đang nghiên cứu các sản phẩm mứt, bánh, kẹo từ hồng đẳng sâm. Đây là sản phẩm tâm huyết sẽ xuất hiện trên thị trường vào thời gian tới"-anh Thịnh chia sẻ.

Hiện có khoảng 30 đại lý ở nhiều tỉnh, thành thường xuyên đặt hàng của anh Thịnh. Tỉnh đoàn Kon Tum cũng trao giải ba cho dự án "Hộ kinh doanh KORA" trong cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp” tỉnh Kon Tum năm 2017.

Phạm Anh (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.