An táng vật nuôi bằng công nghệ xanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nhóm sinh viên đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công phương pháp xử lý xác động vật thân thiện với môi trường và họ đã nhận được 1 tỉ đồng từ quỹ đầu tư để khởi nghiệp.

Nhóm nghiên cứu nhận 1 tỉ đồng từ quỹ đầu tư tại cuộc thi “Hành trình thành phố khởi nghiệp sáng tạo Startupcity Roadshow”
Nhóm nghiên cứu nhận 1 tỉ đồng từ quỹ đầu tư tại cuộc thi “Hành trình thành phố khởi nghiệp sáng tạo Startupcity Roadshow”



Nhóm nghiên cứu này thuộc Trường ĐH Công nghệ Hà Nội gồm: Lê Công Chính (Khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano), Trần Đức Huy và Nguyễn Đăng Cơ (từng đoạt các giải thưởng Cuộc thi quốc gia khởi nghiệp năm 2017) và Hoàng Lê Tuấn Anh (từng đoạt giải 3 tin học quốc gia).

Lê Công Chính cho biết, hiện nay các hộ chăn nuôi ở nước ta xử lý xác động vật chết ở các trang trại lớn sau mỗi đợt dịch bệnh vẫn là 2 hình thức chôn lấp và thiêu hủy. Tuy nhiên, các phương pháp này có rất nhiều hạn chế như: lãng phí đất đai, không xử lý được triệt để mầm bệnh, nguy hiểm cho nhân viên làm việc, gây ô nhiễm môi trường và đặc biệt không thể xử lý được khối lượng xác động vật lớn.

Chính cho biết, để giải quyết mặt hạn chế của các hình thức xử lý trước đây, nhóm tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm thành công “Công nghệ xử lý xác động vật bằng công nghệ thủy phân”. Công nghệ mới của nhóm ứng dụng nguyên lý dùng dung dịch thủy phân để phân hủy xác, tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh và an toàn với những nhân viên trực tiếp xử lý.

“So với các công nghệ cũ, công nghệ mới này hoàn toàn tự động, an toàn, thân thiện với môi trường, đồng thời với việc ứng dụng công nghệ thu hồi phế phẩm sẽ tạo ra một chu trình xanh trong công nghệ. Chỉ cần đưa trực tiếp xác động vật vào lò xử lý và nhấn nút là máy sẽ tự động bơm dung dịch đồng thời tiến hành quy trình xử lý khép kín. Chất thải từ xác động vật sẽ được thu hồi để sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Dung dịch còn lại hoàn toàn vô hại với môi trường và được đo đạc các thông số cẩn thận trước khi xả ra môi trường”, Chính khẳng định.

Tiến sĩ Bùi Đình Tú, giảng viên Khoa Vật lý kỹ thuật và công nghệ nano của trường này (giảng viên hướng dẫn), cho biết: “Nhắm tới nhu cầu rất lớn từ các trang trại, hộ chăn nuôi lớn cũng như cung cấp hệ thống cho các đợt tiêu hủy dịch bệnh, nhóm nghiên cứu đã cho ra mắt 2 hệ thống xử lý: cố định và di động. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho chủ vật nuôi ở các thành phố đông đúc, chật chội, nhóm nghiên cứu cũng đã cho ra mắt dịch vụ “An táng vật nuôi bằng công nghệ xanh”.

Dịch vụ này giúp an táng vật nuôi cho các hộ gia đình, để xác động vật chết không bị vứt bừa bãi ra môi trường”.


Do tính khả thi và thiết thực của dự án này, nên Quỹ đầu tư Velocity Ventures lựa chọn đầu tư 1 tỉ đồng để triển khai, ứng dụng vào thực tế.

Vũ Thơ (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.