Khởi nghiệp từ du lịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thị trường du lịch đang được đánh giá là mảnh đất khởi nghiệp đầy tiềm năng dành cho bạn trẻ. Tuy nhiên, để thành công trong lĩnh vực này, bạn trẻ khởi nghiệp cần có kinh nghiệm, tầm nhìn và sự sáng tạo.

 
Nhiều thanh niên miền núi đã thành công khi khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
Nhiều thanh niên miền núi đã thành công khi khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng



Nhiều cơ hội nếu đầu tư vào thị trường ngách

Năm 2004, Huỳnh Đăng Nhật Tâm (38 tuổi) bắt đầu lập công ty du lịch chỉ với 20 triệu đồng. Sau hơn 10 năm tích lũy kinh nghiệm và tài chính, đến năm 2016, anh Tâm đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái giáo dục Về Quê rộng 3 ha với vốn đầu tư 25 tỉ đồng. Đầu tháng 4, mô hình này được Hiệp hội Du lịch VN trao giải thưởng Sản phẩm du lịch độc đáo năm 2017.

Anh Tâm chia sẻ: “Trước khi triển khai, chúng tôi đã khảo sát và phân khúc thị trường, nghiên cứu, đầu tư chuyên sâu vào mảng du lịch học đường. Đối tượng mà công ty hướng đến là học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường… Đây là mô hình nông trại kết hợp học tập ngoại khóa với du lịch trải nghiệm, trang bị kỹ năng sống rất bổ ích dành cho học sinh”.

Anh Tâm chỉ là một trong số rất nhiều những người trẻ thành công khi mạnh dạn đầu tư vào thị trường du lịch với sản phẩm mới sáng tạo.

Theo ông Nguyễn Công Hoan, Phó tổng giám đốc Hanoi Redtours, du lịch là môi trường rất thuận lợi để người trẻ khởi nghiệp. “Trong những năm qua, mặc dù kinh tế có chững lại, nhưng ngành du lịch vẫn tăng trưởng khá cao. Du lịch được Chính phủ đưa lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Do vậy, cơ hội khởi nghiệp là rất lớn. Du lịch là ngành có nhiều sản phẩm khá đa dạng, nhiều thị trường ngách cho các bạn trẻ mới bắt đầu. Mỗi người có thể tự tìm ra mảnh đất riêng để khai phá, miễn là có sản phẩm đặc trưng riêng, có ý tưởng riêng”, ông Hoan nói.


 



Với thời đại công nghệ số, theo ông Hoan, khởi nghiệp không có nghĩa là mở doanh nghiệp, mở công ty riêng. Có rất nhiều mô hình cho các bạn trẻ khởi nghiệp từ thị trường ngách, như: mảng du lịch cộng đồng, đến kinh doanh dịch vụ tour, kinh doanh du lịch online và dịch vụ đặt phòng, đặt vé máy bay, vé xe... Khi đã tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm có thể chinh phục những thị trường lớn hơn.

Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm

Theo ông Trần Bình Giang, đồng sáng lập và là Giám đốc điều hành Sàn du lịch trực tuyến Tripi, các bạn trẻ, nhất là sinh viên, cần có ý thức nghiêm túc về công việc. Ông Giang bày tỏ: “Chúng tôi thường xuyên tuyển sinh viên làm thực tập và nhiều bạn có hồ sơ xin việc khá tốt. Tuy nhiên, khi nhận công việc ban đầu là gọi điện "chào hàng", nhiều bạn chỉ hôm sau đã nản, xin nghỉ với nhiều lý do như bị ốm, bận học... Để khởi nghiệp, lập nghiệp, bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ trước”.

Còn theo ông Nguyễn Công Hoan, hiện nhiều bạn trẻ đang hiểu chưa đúng về ngành du lịch. Học du lịch không có nghĩa chỉ ra làm hướng dẫn viên, các bạn trẻ có thể làm nhân viên kinh doanh, phát triển sản phẩm, điều hành dịch vụ, cung cấp dịch vụ vé máy may, visa…

Ông Hoan cho hay: “Ngoài học kiến thức, bạn trẻ nên tranh thủ thời gian tham gia vào các công ty du lịch ở các vị trí thực tập, làm thêm. Ngành du lịch là ngành thực hành, các công ty du lịch sẵn sàng đón chào bạn trẻ, giúp các bạn tiếp cận với thực tế. Từ đó, các bạn thấy lĩnh vực nào, vị trí nào phù hợp với mình có thể khởi nghiệp. Khởi nghiệp không nhất thiết phải đợi ra trường. Tuy nhiên, chỉ nên khởi nghiệp khi đã có sự va chạm với thực tế, tích lũy kiến thức”.

Chia sẻ về mô hình khởi nghiệp trong ngành du lịch, GS Nguyễn Văn Đính, Trường ĐH Hà Tĩnh, cho rằng ai cũng có thể khởi nghiệp, nhưng không phải ai cũng sẽ gặt hái được thành công. Những diễn đàn về khởi nghiệp dành cho sinh viên, thanh niên giúp các bạn trẻ được tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia sẽ mang đến tinh thần khởi nghiệp. Tuy nhiên, với lĩnh vực du lịch, chỉ nên khởi nghiệp khi đủ kinh nghiệm, vốn và tầm nhìn.

Thu Hằng (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

Rah Lan H’Nhum: “Cán bộ giỏi-phong trào mạnh”

(GLO)- Chị Rah Lan H’Nhum-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Dun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được mọi người biết đến bởi sự gắn bó, hết lòng với công tác Hội. Chị là gương sáng về “cán bộ giỏi-phong trào mạnh” và là điểm tựa vững chắc của phụ nữ ở địa phương.

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Hành trang sau khi rời quân ngũ

Hành trang sau khi rời quân ngũ

(GLO)- Những ngày cận Tết, toàn tỉnh Gia Lai có hàng ngàn chiến sĩ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Chia tay đơn vị, nơi từng gắn bó trong suốt 2 năm với bao kỷ niệm khiến mỗi chiến sĩ không khỏi bịn rịn, lưu luyến.
Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Thu nhập khấm khá nhờ nuôi dúi

Anh Phùng Ngọc Thuật (30 tuổi), ngụ xã Lai Đồng, H.Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, quyết định rời TP.HCM về quê nuôi dúi và đã bước đầu thành công khi mỗi tháng thu được 40-50 triệu đồng.