Tuổi thơ trong căn nhà dột nát của "soái ca khởi nghiệp" Lê Đăng Khoa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhiều người biết Shark Lê Đăng Khoa, 'soái ca khởi nghiệp' thành công, điển trai, bản lĩnh, tuy nhiên, không phải ai cũng biết anh từng có một tuổi thơ khó khăn và những ngày tháng không dám mua một ly cà phê sữa để uống…

Xuất hiện trong chương trình Wetalk, chia sẻ câu chuyện ‘tôi đi tìm tôi’ vừa diễn ra tại TP.HCM, Lê Đăng Khoa khiến nhiều người xúc động.

 

Lê Đăng Khoa.
Lê Đăng Khoa.

Anh kể về tuổi thơ khó khăn của mình: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, nghèo tới mức nhà cấp 4 không có lợp mái tôn, mà lợp giấy dầu màu đen, ba tôi lấy những cục gạch để chặn bên trên để gió không thổi bay mất. Tôi nhớ những mùa mưa, tôi cầm thau rải khắp nhà, tôi thuộc làu hết tất cả chỗ dột trong nhà, khi rải hết thau thì canh, thau nào đầy nước thì đổ vào thùng. Ngày đó, chỉ thấy vui, chẳng bao giờ thấy cơ cực. Dù khó khăn, nhưng cha mẹ tôi rất nghiêm khắc, chiều về phải tắm rửa sạch, bước ra nhà không sơ vin quần áo là bị đòn. Bố mẹ tôi tiết kiệm tiền cho tôi đi học chữ, 5 tuổi tôi biết đọc báo nên bố mẹ cho tôi đi học sớm 1 năm. Lúc nào mẹ tôi cũng nhắc tôi rằng 'những gì người ta làm được, con trai mẹ phải làm được'".

Gia đình đã ảnh hưởng lớn đến sự thành công của Khoa khi chính mẹ là người luôn đặt áp lực để Khoa phải có mặt từ hạng 1 đến hạng 5 của lớp, cứ tụt một hạng là đánh 10 cây roi. Ba Khoa luôn nói với con về kinh doanh từ khi con trai còn rất nhỏ. Ví dụ, đến một quán cà phê, ông nói với Khoa vì sao thưa, vì sao đông khách, lâu dần những kiến thức này ngấm sâu trong Khoa.

Sau này, cấp 2 Khoa học trường thực nghiệm sư phạm, hết cấp 3, gia đình khá giả hơn, Khoa được đi du học tại New York, Mỹ. Tuy nhiên, đây cũng là quãng thời gian anh bị khủng hoảng thật sự khi không có bạn bè, không người thân bên cạnh, tất cả mọi thứ vội vã trôi qua, quá xa lạ với chàng trai 18 tuổi.

“New York là thành phố đầu tiên tôi đến khi rời khỏi Việt Nam, không bà con, bạn bè, tôi mất bình tĩnh, rất sốc. Trong 4 năm ở Mỹ, ngày đầu tiên tôi đã khóc, giọt nước mắt đầu tiên và cuối cùng. Gia đình lúc đó chỉ đủ cho tôi 600 đô la mỗi tháng. Tôi còn nhớ mình thèm lắm một tô phở, một ly cà phê nhưng khó khăn lắm mới dám ăn, bởi lấy đâu ra tiền. Tôi quyết tâm, phải có học bổng”, soái ca khởi nghiệp hồi tưởng.

Khoa học ngày đêm, người ta học 1 giờ thì anh học đến 4 giờ, ngay cả thầy giáo dạy lịch sử nổi tiếng khắp trường với tuyên bố “trong lớp của tôi không có ai có điểm A”, Khoa cũng đã chinh phục thầy và giành điểm A duy nhất.

Về Việt Nam, Khoa hỗ trợ và điều hành công ty phân bón Ba Lá Xanh của gia đình, đó là năm 22 tuổi. Hiện tại, sau 13 năm ra thương trường, đến nay Lê Đăng Khoa đang đầu tư kinh doanh cho 12 công ty.

“Còn trẻ phải có giấc mơ lớn”

“Trước tiên là có giấc mơ lớn, sau đó đừng để yên mà phải quyết tâm để thực hiện nó”, đó là điều mà Shark Lê Đăng Khoa nhắn nhủ với các bạn trẻ.

Chàng trai khởi nghiệp với du lịch sinh thái, hoa và bất động sản cùng nhiều lĩnh vực khác quan niệm “thành công 10% đến từ thiên bẩm, 90% đến từ cần cù, chưa ai thành công mà không siêng năng cả”.

“Tôi làm việc 12 tiếng một ngày, đọc 2 quyển sách một tháng, nếu các bạn làm 14 tiếng một ngày, mỗi tháng đọc 6 cuốn sách thì chúng ta sẽ gặp nhau ở thương trường một ngày không xa”, ‘soái ca khởi nghiệp’ nói với hàng trăm bạn trẻ.

Lê Đăng Khoa, một doanh nhân thành đạt tại TP.HCM, là người từng nổi danh trên mạng xã hội với biệt danh ‘soái ca khởi nghiệp’, sau khi xuất hiện trong chương trình Shark Tank (Thương vụ bạc tỉ). Không chỉ có bề ngoài điển trai, Lê Đăng Khoa còn gây ấn tượng bằng phong thái chững chạc, điềm đạm.

Hiện tại, ở tuổi 35, Lê Đăng Khoa đang đầu tư kinh doanh cho 12 công ty.

Anh đang là CEO công ty phân bón Ba Lá Xanh, CEO làng du lịch sinh thái Tre Việt, Chủ tịch công ty bất động sản Lê Real và nhiều công ty khác…

Thúy Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.