Những ông chủ trẻ khởi nghiệp từ nghề nông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Có bằng cử nhân đại học, nhưng nhiều thanh niên của vùng đất Bắc Ninh - Kinh Bắc quyết tâm trở về lập nghiệp trên chính mảnh đất nông nghiệp quê hương mình.

Nhận bằng cử nhân về… làm ruộng

Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2009, Nguyễn Hữu Dũng, xã Mỹ Hương, huyện Lương Tài (tỉnh Bắc Ninh) cũng như bao bạn trẻ khác định tìm cho mình một việc làm ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, sau 2 năm lăn lộn khắp các công ty, ở nhiều địa phương, anh nhận thấy cơ hội để phát triển khá mong manh. Suy nghĩ, đắn đo rất lâu nhưng quyết định về quê để làm giàu từ đất ruộng lại được Dũng đưa ra rất nhanh.


 

Trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Văn Hịu
Trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm của gia đình anh Nguyễn Văn Hịu


Cái khó nhất trong thời điểm bắt đầu của Dũng lại là… dư luận. Hàng xóm, láng giềng, bạn bè, người thân xì xào, bán tín, bán nghi về việc anh bất ngờ về quê. Bởi trong tiềm thức người dân quê anh, chỉ có bị “vấn đề” gì mới về quê làm ăn, đất quê chỉ dành cho cánh thanh niên ít học ở quê, chứ những người đã mất bao tiền của để có tấm bằng đại học thì về quê đương nhiên là một sự thất bại. Điều động viên duy nhất là Dũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của những người thân trong gia đình bằng việc hứa sẽ cung cấp vốn cho Dũng làm ăn.

Ban đầu, Dũng quyết định sản xuất củi trấu bởi một suy nghĩ đơn giản, trấu là thứ rất gần gũi và là đồ bỏ đi của người dân địa phương nhưng lại có thể chế biến thành những sản phẩm hữu ích. Dũng kiên trì mày mò kỹ thuật sản xuất, tìm kiếm bạn hàng, sau 1 năm hoạt động, cơ sở của anh đã hoàn vốn và mở rộng thị trường.

Hiện nay, mô hình sản xuất củi trấu của anh đã trở thành hướng đi tiêu biểu của thanh niên Lương Tài, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, Dũng không muốn dừng lại ở đó. Anh chuyển sang thu mua, bảo quản và xuất khẩu các sản phẩm nông sản của quê hương. Dũng đầu tư khu nhà xưởng diện tích 8.800 m2 với dây chuyền sơ chế, kho lạnh đạt quy chuẩn xuất khẩu. Nhờ đó, anh có thể thu gom, bảo quản các loại rau màu như cà rốt, hành, tỏi… trong thời gian lâu hơn.

Với kiến thức kinh tế và ngoại ngữ của mình, Dũng đã lên mạng tìm kiếm các đối tác nước ngoài, tự chào hàng bằng các công cụ phổ biến hiện nay như mạng xã hội Facebook, Youtube… Nhờ vậy, nhiều mặt hàng nông sản của công ty có thể giao trực tiếp cho các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia.

Với riêng cây cà rốt, hiện nay mỗi năm anh xuất khẩu hơn 10.000 tấn tạo doanh thu hàng chục tỷ đồng. Hiện nay, công ty của anh đã tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động và 80 lao động làm thời vụ với thu nhập 150.000 đồng/người/ngày.

Ngoài mô hình của anh Nguyễn Hữu Dũng, có thể kể đến mô hình làm kinh tế tổng hợp của anh Nguyễn Văn Hịu, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành (tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân), mô hình nuôi vịt trời của anh Nguyễn Đăng Cường xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành (tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp) hay anh Hoàng Xuân Sơn, xã Bồng Lai, Quế Võ (tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp). Họ đều trở thành những điển hình cử nhân đại học về quê làm giàu, thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, mang lại những hiệu quả mới cho kinh tế nông nghiệp địa phương.

Còn nhiều khó khăn

Trang trại của anh Nguyễn Đăng Cường có tổng diện tích 2,5 ha, giai đoạn 2016-2020 mở rộng quy mô chuồng trại, diện tích nuôi trồng thủy sản, rau hữu cơ hơn 30 ha với tổng đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.

Diện tích lớn là thế nhưng có những khu vực thời hạn thuê đất chỉ 5 năm - 10 năm, anh Cường cho biết: “Thời gian để cải tạo đất canh tác cho phù hợp với mục đích phát triển kinh tế của chúng tôi đã mất đến vài năm mà thời hạn thuê đất chỉ 5-10 năm như vậy là quá ngắn, trong khi sản xuất nông nghiệp không thể cho ra thành quả ngay được”.

Anh Nguyễn Văn Hịu, chủ trang trại ở thôn Nhiễm Dường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành chia sẻ: “Sau 3 năm làm ở một doanh nghiệp ô tô với mức lương gần 20 triệu đồng/tháng, tôi có số vốn nho nhỏ để bắt tay vào mở trang trại.

Tuy nhiên, để đáp ứng tham vọng là mở rộng quy mô nông sản hàng hóa, cung ứng vật tư, giống… cho người dân địa phương, thì quả thật số tiền dành dụm được chẳng thấm vào đâu”. Đây cũng là băn khoăn của khá nhiều bạn trẻ khi bắt tay vào xây dựng, phát triển các mô hình nông nghiệp nông thôn.

Nguyễn Trường-Xuân Me (Tiền Phong/VOV)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.