Kỹ sư điện tử làm giàu nhờ... rau

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng có thời gian làm việc tại Nhật Bản với mức lương tương đương 40 triệu đồng/tháng, một kỹ sư điện tử ở Quảng Nam lại trở về quê lập nghiệp và thành công từ giống rau của xứ sở mặt trời mọc.

Vừa tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng năm 2012, Nguyễn Trung Phương (32 tuổi, ở xã Bình Trung, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) được một công ty ở Nhật Bản nhận làm việc với mức lương tương đương 40 triệu đồng/tháng. Nhưng chỉ 1 năm sau, Phương rời Nhật Bản, về làm việc tại một công ty ở TP.HCM chỉ với mức lương 15 triệu đồng/tháng. Đến năm 2015, Phương tiếp tục gây bất ngờ khi bỏ về quê thuê 10 ha trên vùng cát Bình Trung để theo đuổi mô hình nông nghiệp sạch từ các giống rau Nhật Bản.

 

Giống đậu bắp okura Nhật Bản được trồng tại trang trại của anh Phương.
Giống đậu bắp okura Nhật Bản được trồng tại trang trại của anh Phương.

Anh Phương kể, trong một lần du lịch tại đảo Phú Quý (Phan Thiết), anh thấy nhiều mô hình nông nghiệp phù hợp với vùng cát quê mình. “Tôi đã bị mê hoặc bởi cách làm của người dân nơi đây. Và nghĩ ở ngoài đảo vẫn có thể xây dựng được một mô hình nông nghiệp hiện đại, sao mình lại không áp dụng tại quê mình”, anh Phương nói. Ý định này thôi thúc anh quay về quê lập nghiệp.

Với số vốn tích góp trong quá trình đi làm trước đó, cùng với nguồn kinh phí vay mượn thêm, anh mạnh dạn đầu tư trang trại nông nghiệp chuyên canh và tìm nguồn giống rau từ các công ty Nhật Bản.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm và trồng cây không phù hợp, vụ đầu tiên các cây kém phát triển, sản phẩm thu hoạch không đạt chất lượng khiến anh thua lỗ hơn 100 triệu đồng. Để khắc phục tình trạng đất cát thiếu dinh dưỡng, mạch nước ngầm nằm sâu khiến khâu tưới tiêu gặp khó..., anh nhanh chóng trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt kèm với việc đào ao tích trữ nước để giảm độ mặn, phèn. Nhờ hệ thống tưới tiêu này, gần 5 ha bí đỏ kunriyama, đậu bắp okura, khoai lang beng larula… xanh tốt, đạt năng suất cao.

Các loại nông sản từ trang trại của kỹ sư Phương được nhiều công ty trong và ngoài tỉnh thu mua với giá hợp cao. Từ thành công ban đầu này, anh tiếp tục thuê thêm 15 ha đất của người dân trong thôn để mở rộng sản xuất.

“Các loại cây mình trồng khi thu hoạch được công ty đến tận nơi mua để xuất khẩu sang Nhật Bản và một số nước khác. Không những thế, giá lại cao hơn giá thị trường, sau khi trừ chi phí mỗi năm tôi thu về gần 500 triệu đồng”, anh Phương cho biết.

Táo bạo hơn, anh còn đầu tư chuồng trại nuôi heo, bò. Hiện trang trại của anh có hơn 100 con heo thịt và 60 con bò đang kỳ xuất bán, giúp thu về hơn 300 triệu đồng mỗi năm.

Các ý tưởng đột phá của kỹ sư điện tử trên lĩnh vực nuôi trồng chưa dừng lại. Sắp tới trang trại sẽ có thêm hệ thống mái che tự động để đảm bảo rau phát triển tốt, ngoài ra đang trồng thử nghiệm hơn 100 gốc nho nhập giống từ Nhật Bản. “Nếu giống mới này thành công, tôi sẽ mở rộng diện tích để cung ứng ra thị trường”, Phương tự tin chia sẻ.

Mạnh Cường/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

Nơi hình thành và chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp

(GLO)- Sau khi thành lập, Câu lạc bộ (CLB) Khởi nghiệp trẻ và sáng tạo Pleiku đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến khởi nghiệp sáng tạo. Tại đây, những ước mơ khởi nghiệp, những ý tưởng kinh doanh đã được chia sẻ một cách cởi mở, sôi nổi.

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Khởi nghiệp từ tiền mừng cưới

Đôi bạn trẻ ở Đắk Nông đã dồn hết tiền mừng cưới cho công cuộc khởi nghiệp với nấm đông trùng hạ thảo. Trải qua bao khó khăn, cặp đôi đã chứng minh đam mê sẽ không viển vông nếu có kiến thức và “đồng vợ, đồng chồng”.
Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

Người phụ nữ mang hoa sen đến Mỹ khởi nghiệp

“Hoa sen là biểu tượng cho vẻ đẹp thuần khiết trong văn hóa Á Đông. Lā SEN hay “Là Sen” được xây dựng và phát triển dựa trên nét văn hóa truyền thống ấy”, chị Nguyễn Thị Kim Loan mở đầu cuộc trò chuyện về hành trình khởi nghiệp trên đất Mỹ.
Người trẻ trở về

Người trẻ trở về

(GLO)- Gần đây, có một sự dịch chuyển từ ít đến nhiều, từ âm thầm đến sôi nổi đang diễn ra tại Gia Lai, đó là “làn sóng trở về” của những người trẻ.
Vợ chồng “khoa bảng”

Vợ chồng “khoa bảng”

(GLO)- Là tôi đang nói đến vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Vân và anh Nguyễn Văn Long. Chị là Tiến sĩ chuyên ngành Kế toán, giảng viên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Lâm nghiệp-Phân hiệu tại Gia Lai.
15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

15 tuổi thực tập tại tờ báo của ĐH Harvard

Không bằng lòng với những gì đạt được, mỗi bạn trẻ đã thực hiện những ước mơ, khát vọng của mình với những nỗ lực không mệt mỏi ngoài năng lực thiên bẩm để 'bản đồ' thế giới trong từng lĩnh vực đều có tên Việt Nam.