Chi đoàn Quân sự xã Pờ Tó xung kích tình nguyện vì cộng đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không chỉ xung kích thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những năm qua, chi đoàn Quân sự xã Pờ Tó (huyện Ia Pa, Gia Lai) còn là lực lượng nòng cốt trong phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Đây cũng là một trong những chi đoàn Quân sự “4 nòng cốt” điển hình của lực lượng vũ trang tỉnh.
Lực lượng dân quân xã Pờ Tó giúp dân di dời nhà cửa.
Lực lượng dân quân xã Pờ Tó giúp dân di dời nhà cửa. Ảnh: Phương Dung
Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Pờ Tó Đặng Văn Long cho biết, trước đây, trên địa bàn xã vẫn còn tình trạng trộm cắp, thanh niên điều khiển xe máy tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, tụ tập đông người vào buổi tối. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng này đã giảm hẳn. Để có được kết quả ấy, hàng tháng, lực lượng dân quân xã thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện nếp sống văn minh, bài trừ tập tục lạc hậu; nâng cao tinh thần cảnh giác, không nghe theo lời kẻ xấu xúi giục, kích động gây mất đoàn kết... Công tác tuần tra kiểm soát tại các thôn, làng cũng được lực lượng dân quân và Công an xã thực hiện thường xuyên. Đối với các địa bàn còn xảy ra tình trạng trộm cắp, đánh nhau, chi đoàn Quân sự xã quán triệt cho dân quân thôn và Thôn đội trưởng thường xuyên bám nắm tình hình, báo cáo kịp thời để chi đoàn phối hợp với lực lượng Công an, tổ tự quản thôn, làng tuần tra kiểm soát. “Vào thời điểm thu hoạch nông sản, để hạn chế tình trạng người từ nơi khác trà trộn vào địa phương trộm cắp, chi đoàn cũng tăng cường phối hợp tuần tra, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của người dân”-anh Long cho hay.
Bên cạnh việc giữ gìn an ninh trật tự, chi đoàn Quân sự xã còn là lực lượng nòng cốt trong phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng. Bình quân mỗi tháng, chi đoàn triển khai lực lượng giúp dân từ 15 đến 20 ngày công làm cỏ lúa, cỏ mía, thu hoạch nông sản, sửa chữa nhà cửa... Theo anh Long, cứ khi nào người dân cần, lực lượng dân quân xã đều nhanh chóng có mặt. Cách đây vài ngày, chi đoàn cũng đã huy động 25 dân quân xuống giúp gia đình bà Trần Thị Nhài (hộ nghèo, neo đơn ở thôn 2) dựng lại ngôi nhà mới vì ngôi nhà cũ đã hư hỏng.
Những ngày gần đây, không chỉ lực lượng dân quân mà hầu hết các ban, ngành của địa phương đều đang “ăn-ngủ” tại làng Bi Yông để giúp di dời nhà cho 44 hộ dân và chỉnh trang nhà cửa cho 27 hộ. Dõi mắt theo ngôi nhà vừa được di dời, bà Đinh Hứp (làng Bi Yông) phấn khởi: “Cứ như mình đang mơ ấy! Bây giờ, mình đã có một khu đất rộng 600 m2, có thể nuôi thêm con heo, con gà”. Trước đó, do không có đất ở nên gia đình bà phải sống nhờ trong căn nhà của người em trai. Sau này, số khẩu ngày một tăng, bà mượn đất của người em để dựng nhà, tách ra ở riêng. Nhưng do quỹ đất hạn hẹp nên 2 ngôi nhà cứ “dính” lấy nhau. Do đó, khi được chính quyền địa phương vận động di dời đến nơi ở mới, gia đình bà là một trong những hộ tiên phong.
Song song với các hoạt động trên, lực lượng dân quân xã Pờ Tó còn thường xuyên giúp dân dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, phát quang bụi rậm, hướng dẫn người dân cải tạo vườn tạp... Ông Nguyễn Văn Ba (làng Bi Yông) chia sẻ: “Mỗi khi người dân có việc cần, lực lượng dân quân đều nhiệt tình giúp đỡ nên bà con rất hài lòng”. Nhận xét về vai trò của chi đoàn Quân sự xã, ông Lê Trọng Nam-Chủ tịch UBND xã Pờ Tó-khẳng định: Đây là lực lượng không thể thiếu trong các phong trào, hoạt động tại địa phương. Những năm qua, chi đoàn Quân sự xã luôn phối hợp tốt với lực lượng Công an bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương và tiên phong trong chương trình xây dựng nông thôn mới, cứu hộ, cứu nạn, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đẩy mạnh các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”... Đặc biệt, hiện nay, xã đang tiến hành di dời nhà cửa của các hộ dân ở làng Bi Yông về nơi ở mới để xây dựng mô hình làng dân cư kiểu mẫu. Lực lượng dân quân của xã đóng vai trò nòng cốt thực hiện công việc này.
Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Tỉnh Đoàn Gia Lai tặng bằng khen cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh

Tỉnh Đoàn Gia Lai tặng bằng khen cho em Nguyễn Quốc Nhật Minh

(GLO)- Chiều 8-4, tại lễ chào cờ của Trường THPT chuyên Hùng Vương, Tỉnh Đoàn Gia Lai phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ tuyên dương em Nguyễn Quốc Nhật Minh (lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) vì có thành tích xuất sắc tại vòng thi quý II cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chư Pưh sẵn sàng cho Đại hội điểm cấp huyện

Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chư Pưh sẵn sàng cho Đại hội điểm cấp huyện

(GLO)- Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029 sẽ diễn ra vào ngày 9-4. Đây là đơn vị được chọn tổ chức Đại hội điểm cấp huyện. Hiện tại, công tác chuẩn bị cho Đại hội đã hoàn tất, trở thành ngày hội lớn của thanh niên toàn huyện.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.