Hoàng Hải: Cô nông dân có ước mơ mang giọng hát để làm từ thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù không mấy dư dả, Hoàng Hải - thí sinh đội HLV Như Quỳnh vẫn mong muốn mang tiếng hát làm từ thiện ở chùa. Số tiền có được sẽ giúp trẻ em mồ cô và người già neo đơn.
 

Thí sinh Hoàng Hải trên sân khấu Thần tượng Bolero 2018.
Thí sinh Hoàng Hải trên sân khấu Thần tượng Bolero 2018.

Trong tập 2 vòng Tinh hoa của Thần tượng Bolero, Hoàng Hải đã làm xao xuyến nhiều người nghe khi ngâm 4 câu thơ quá mượt mà. Là một trong số những thí sinh được chú ý, cô nông dân đến từ Đắk Lắk chiếm hẳn 3 chiếc nút đỏ.

Cuộc thi nào cũng vậy, câu chuyện của thí sinh luôn là đề tài được chú ý khai thác. Và Hoàng Hải cũng là một trong số những trường hợp như vậy. Cô gái sở hữu chất giọng đậm chất bolero khi thể hiện ca khúc Sầu lẻ bóng 2.

 

Hoàng Hải tham gia hát từ thiện tại một ngôi chùa ở quận Gò Vấp.
Hoàng Hải tham gia hát từ thiện tại một ngôi chùa ở quận Gò Vấp.

Tiếp xúc với Hoàng Hải, cô gái sinh năm 1993 khá rụt rè, bẽn lẽn. Hải kể mình vào Sài Gòn chưa lâu. Vì không nhiều mối quan hệ nơi phồn hoa này nên hiện cô đi hát từ thiện tại một ngôi chùa ở Gò Vấp. Số tiền từ lòng hảo tâm được dùng để cúng chùa. Đó là công việc vừa giúp cô trau dồi giọng hát vừa có thể làm việc thiện. Và Hải thích điều đó.

Hoàng Hải tâm sự, trước đây cô từng tốt nghiệp trường Văn hoá Nghệ thuật nhưng vì không có điều kiện nên trở về nhà phụ ba mẹ làm nông.

 

Nhưng rồi niềm đam mê quá lớn thôi thúc Hoàng Hải đặt chân đến đất Sài Gòn.
Nhưng rồi niềm đam mê quá lớn thôi thúc Hoàng Hải đặt chân đến đất Sài Gòn.

Ở nhà, Hoàng Hải cũng chỉ quanh quẩn là nội trợ gia đình, rồi ra vườn làm cà phê phụ ba mẹ. Tuy nhiên, niềm đam mê ca hát vẫn chảy âm ỉ trong máu của cô gái nhỏ nhắn này.

Cô kể, nhà nằm trong vùng quê rất nghèo quanh năm chỉ biết đến nương rẫy, không có tụ điểm ca hát cũng chẳng có nổi quán cà phê nào. Thế nên cô ít có điều kiện tiếp xúc với âm nhạc.

 

 

Rồi một ngày, Hoàng Hải quyết định vào Sài Gòn để tìm cơ hội ca hát. Ý định của cô khiến ba mẹ lo lắng vì nghĩ chẳng thể làm được, không thể đứng trên sân khấu vì thanh lẫn sắc chẳng bằng ai. Bố mẹ chỉ muốn cô ở nhà làm một công việc ổn định và có một tấm chồng.

Giữa vòng xoay cuộc sống hoàn toàn mới mẻ và thiếu thốn, Hoàng Hải phải tìm mọi cách để có tiền trang trải cuộc sống. Cô từng làm nhân viên phụ vụ nhà hàng và những công việc lặt vặt…

 

 

Hải kể: “Nhiều lúc mình buồn đến khóc vì tủi thân. Hơn nữa, ở độ tuổi 25 nhìn bạn bè đồng trang lứa nhiều người cũng khá ổn định cuộc sống. Còn mình mới xuống Sài Gòn để theo đuổi đam mê so ra cũng khá muộn, ba mẹ cũng khá lo lắng và buồn”.

Dù là như thế, nhưng bên trong cô gái này là một niềm tin mạnh mẽ ở cuộc thi Thần tượng Bolero. Hoàng Hải mang theo vũ khí duy nhất là giọng hát để có mặt trong cuộc thi và may mắn đã mỉm cười. Cô chính thức trở thành thí sinh của đội HLV Như Quỳnh.

 

 

Chặng đường thử thách ước mơ chỉ mới bắt đầu. Hoàng Hải chia sẻ: “Nếu có được cơ hội đi sâu trong cuộc thi này mình sẽ vẫn tiếp tục đi hát từ thiện ở chùa để giúp cho trẻ em mồ côi và người già neo đơn vì đó là điều mình thích. Hải nghĩ có đam mê thì cứ theo đuổi, cứ cố gắng thì sẽ thành công”.

Vượt qua vòng thi đầu tiên dường như đã tiếp thêm niềm tin rất lớn cho cô gái đến từ Tây Nguyên này. Cuộc đua vẫn còn lắm chông gai vì còn rất nhiều đối thủ phía trước. Không quá tự tin, Hoàng Hải biết mình đang đứng ở đâu và nỗ lực không ngừng. Với niềm đam mê lớn dành cho âm nhạc, đồng thời sở hữu giọng hát trời phú, Hoàng Hải tự tin rằng bản thân sẽ vững bước để từng bước chinh phục khi “mọi khó khăn cũng chỉ là thử thách”.

Huỳnh Như/ngoisao

Có thể bạn quan tâm

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.