Xin chủ trương thành lập TP.An Nhơn thuộc tỉnh Bình Đình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản báo cáo và đề nghị Bộ Nội vụ xem xét, thống nhất chủ trương thành lập các phường thuộc TX.An Nhơn và thành lập TP.An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.

Ngày 7.12, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh này đã có văn bản gửi Bộ Nội vụ về việc xin chủ trương thành lập các phường thuộc TX.An Nhơn và thành lập TP.An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.

Theo đó, ngoài 5 phường hiện có, UBND tỉnh Bình Định xin chủ trương thành lập thêm 6 phường trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 6 xã, gồm: Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn An, Nhơn Hậu và Nhơn Phong.

UBND tỉnh Bình Định cũng xin chủ trương thành lập TP.An Nhơn trên cơ sở nguyên trạng 244,494 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 180.019 người của TX.An Nhơn hiện có.


 

TX.An Nhơn có thành Hoàng Đế (còn gọi là Đồ Bàn) từng là kinh đô của vương triều Champa từ thế kỷ 11-15 và kinh đô của vương triều Tây Sơn thời Nguyễn Nhạc. Ảnh: Hoàng Trọng
TX.An Nhơn có thành Hoàng Đế (còn gọi là Đồ Bàn) từng là kinh đô của vương triều Champa từ thế kỷ 11-15 và kinh đô của vương triều Tây Sơn thời Nguyễn Nhạc. Ảnh: Hoàng Trọng


Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Định, TX.An Nhơn là đô thị vệ tinh của TP.Quy Nhơn và là trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội trong khu vực miền Trung - Tây nguyên theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định.

TX.An Nhơn có hệ thống giao thông rất thuận lợi, hiện có QL1, QL19 và đường sắt Bắc - Nam đi qua.

Đây cũng là địa phương có dự án tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và dự án tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (Gia Lai) đi qua.

Trong 5 năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của TX.An Nhơn đều đạt trên 15%. So với năm 2011, đến năm 2021, tổng giá trị sản xuất tăng gần 4,5 lần, từ 4.139 tỉ đồng lên 18.522 tỉ đồng; tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tăng từ 62,5% lên gần 88%; thu ngân sách nhà nước tăng từ 158,4 tỉ đồng/năm lên 1.022 tỉ đồng/năm...

Thu nhập bình quân đầu người của TX.An Nhơn năm 2021 gấp 3 lần năm 2011 (tăng từ 20,07 triệu đồng/người lên 59,85 triệu đồng/người)...



 

Nghề trồng mai ở TX.An Nhơn nổi tiếng khắp nước. Ảnh: Hoàng Trọng
Nghề trồng mai ở TX.An Nhơn nổi tiếng khắp nước. Ảnh: Hoàng Trọng



Ngày 2.3.2021, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có quyết định công nhận TX.An Nhơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Định, với phạm vi đánh giá khu vực nội thị gồm 5 phường (Nhơn Thành, Đập Đá, Nhơn Hưng, Bình Định và Nhơn Hòa) và ngoại thị gồm 10 xã (Nhơn Phúc, Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn An, Nhơn Hậu, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ, Nhơn Tân).

Theo HOÀNG TRỌNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.