Gia Lai: Dự kiến tổng vốn đầu tư công năm 2023 là hơn 3.643 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 13-6, UBND tỉnh Gia Lai có Tờ trình số 1228/TTr-UBND gửi HĐND tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 6 xem xét cho ý kiến về Kế hoạch đầu tư công năm 2023.
Theo đó, dự kiến tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 là 3.643,921 tỷ đồng, bằng so với kế hoạch năm 2022 tỉnh giao và tăng 8,76% so với kế hoạch năm 2022 trung ương giao (cụ thể: nguồn vốn ngân sách địa phương dự kiến 2.345,173 tỷ đồng, giảm 2,03% so với kế hoạch năm 2022 tỉnh giao và tăng 11,51% so với kế hoạch năm 2022 trung ương giao; ngân sách trung ương dự kiến là 1.295,348 tỷ đồng, tăng 3,9% so với kế hoạch vốn năm 2022; vốn tăng thu tiền sử dụng đất năm 2021 dành để đầu tư dự kiến 3,4 tỷ đồng, phân bổ cho 1 dự án khởi công mới năm 2023).
Tờ trình cũng thể hiện những giải pháp UBND tỉnh sẽ thực hiện nhằm đảm bảo kế hoạch thực hiện đầu tư công năm 2023 là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phân cấp, phân quyền, phân công, phân nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm, trong đó xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu, chịu trách nhiệm toàn diện đi đôi với phối hợp, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; kiểm soát chặt chẽ số lượng dự án và thời gian bố trí vốn, bảo đảm mục tiêu, hiệu quả, tính liên tục trong đầu tư công. Đồng thời, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện đầu tư công; hàng tháng công khai tình hình giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023 của từng sở, ban, ngành và địa phương trên trang điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư; đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành kế hoạch đầu tư công. Tập trung cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khai thác quỹ đất cho phát triển kết cấu hạ tầng một cách hiệu quả, tiết kiệm nhất; tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân để có sự đồng thuận lớn trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng; các địa phương và các chủ đầu tư phải đảm bảo mặt bằng sạch khi triển khai thi công dự án.
Đặc biệt, vốn đầu tư công phân bổ theo hướng tập trung; tạo sự liên kết và lan tỏa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; bảo đảm bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo tiến độ quy định. Kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, hiệu quả thấp hoặc triển khai thực hiện vượt quá khả năng cân đối vốn. Phát triển các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn (thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chương trình kiên cố hóa kênh mương và giảm nhẹ thiên tai) gồm 3 chương trình của trung ương và 1 chương trình của tỉnh.
THANH SOẠN

Có thể bạn quan tâm

Quyết tâm hoàn thành 2 dự án thành phần chào mừng Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Quyết tâm hoàn thành 2 dự án thành phần chào mừng Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

(GLO)- Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đến từng Bộ ngành, địa phương liên quan yêu cầu quyết tâm hoàn thành 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, Cam Lâm - Vĩnh Hảo ngày 30-4-2024 để chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.