Bất động sản vùng ven lên ngôi: "Ngủ rất lâu nên vùng dậy rất nhanh"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đất nền chia lô, bất động sản nghỉ dưỡng vùng ven sẽ lên ngôi. Lý do: Vì bị “ngủ đông” quá lâu do dịch Covid-19 nên sẽ bật mạnh như lò xo bị nén.
Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế, nhà môi giới bất động sản (BĐS) tại buổi tọa đàm "Toàn cảnh thị trường bất động sản 2011: Nhận diện xung lực mới" được tổ chức sáng 5/1.

Toàn cảnh tọa đàm.
Toàn cảnh tọa đàm.
Bất động sản vừa qua như "có bầu lâu mà không sinh được"
TS. Nguyễn Đức Hưởng - Cựu Chủ tịch LienVietPostBank, chuyên gia tài chính nhìn nhận, năm 2021, bất động sản sẽ vượt qua chứng khoán trở thành kênh đầu tư hấp dẫn bậc nhất. Vì  trong năm 2020, Việt Nam đã làm được hai điều rất khó là kiềm chế Covid-19 và tăng trưởng kinh tế. Hàng loạt cơ chế về bất động sản đã được giải quyết và tháo gỡ vướng mắc.
"Kinh doanh bất động sản thời gian qua như "có bầu lâu mà không đẻ được", vì vậy, khi đủ ngày tháng sinh nở thì ai cũng mong chờ. Các phân khúc như BĐS vùng ven Hà Nội, TPHCM sẽ bật dậy mạnh mẽ sau một thời gian dài trầm lắng. Cùng với đó phân khúc nhà vừa túi tiền, nhà trung bình sẽ tăng giá nhanh", ông Hưởng nói.

TS. Nguyễn Đức Hưởng - Cựu Chủ tịch LienVietPostBank, chuyên gia tài chính.
TS. Nguyễn Đức Hưởng - Cựu Chủ tịch LienVietPostBank, chuyên gia tài chính.
Đặc biệt, theo ông Hưởng nhận định, BĐS du lịch sẽ bật lên mạnh mẽ trong năm 2021 sau khi Covid-19 được kiểm soát.
"Bằng kinh nghiệm của mình, tôi cho rằng giai đoạn này là giai đoạn tốt nhất cho vay mua nhà mua đất, giá cho vay mua nhà đất đang thấp chưa từng có. Thiên thời địa lợi sẽ sinh ra hào kiệt bất động sản", ông Hưởng nói.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhìn nhận, năm 2021 thị trường BĐS có 6 xung lực chính.
Đầu tiên là chuyển đổi số; Xung lực thứ 2 là thu nhập của người dân ngày càng tăng. Năm 2021-2025 dự báo động lực tăng trưởng khoảng 6,5-7%, Theo đó, thu nhập đầu người cũng tăng theo.

TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.
TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia.
Xung lực thứ 3 là pháp lý, Luật doanh nghiệp đã được sửa đổi, quy trình thủ tục được tinh giảm; Luật chứng khoán cũng đã thay đổi cho phép các quỹ đầu tư, tín thác BĐS; Luật đầu tư sửa đổi PPP có hiệu lực... Xung lực thứ 4 là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và chuỗi sản xuất. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng tăng, có thể thấy dòng vốn ngoại đổ vào Việt Nam gồm cả "đại bàng" và "chim sẻ".

Các chuyên gia nhìn nhận, đất vùng ven đô Sài Gòn, Hà Nội và một số địa phương sẽ
Các chuyên gia nhìn nhận, đất vùng ven đô Sài Gòn, Hà Nội và một số địa phương sẽ "nóng" trong năm 2021.
Xung lực thứ 5 là đầu tư công, năm 2020 giải ngân đầu tư công tăng 35%, năm tới tiếp tục tăng giải ngân đầu tư công. Khi kinh tế suy thoái đầu tư công là hệ số lan tỏa cực kỳ lớn.
Xung lực thứ 6 là lãi suất vay mua nhà thấp nhất trong vòng 15 năm qua. Rõ ràng so với thời kỳ khủng hoảng lãi suất cao gấp đôi. Đây là thời điểm cực kỳ tốt cho các hộ gia đình xuống tiền mua nhà mua cửa kể cả vay tiền thuê hay mua.
"Tôi cho rằng 2021 thị trường BĐS sẽ tiếp tục phát triển bởi việc kiểm soát Covid-19 của Việt Nam rất tốt, nền kinh tế Việt Nam đang là điểm sáng. Năm tới Bộ Xây dựng tập trung sửa Luật Nhà ở, và một số nghị định ban hành chung cư cũ, cơ chế khả thi để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia phát triển loại hình nhà ở này.

BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn còn dư địa để phát triển, tuy nhiên sẽ ko còn nhiều.
BĐS du lịch nghỉ dưỡng vẫn còn dư địa để phát triển, tuy nhiên sẽ ko còn nhiều.
"Đối với phát triển BĐS còn có xu thế li tâm. Các doanh nghiệp BĐS đang dịch chuyển mạnh mẽ ra các tỉnh, dịch chuyển sang các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế Miền Trung, Tây Nguyên, Miền núi Tây Bắc còn rất tiềm năng phát triển bất động sản", ông Lực phân tích.
Cùng nhìn nhận và đánh giá về thị trường BĐS năm 2021, ông Trịnh Văn Quyết-Chủ tịch Tập đoàn FLC cho biết, nhà đầu tư nếu có nguồn lực dồi dào, trong 1- 2 năm tới có thể đầu tư vào khu vực vùng ven. Lý do là tập đoàn FLC đầu tư dự án tại 10 tỉnh với các khu nghỉ dưỡng đều khả quan.
"Những khu vực ven đều có khả năng tăng giá", ông Quyết nói. Ví dụ, ở Bình Định và Quy Nhơn khi có dự án của FLC vào, đất ven dự án của người dân từ 300 triệu đồng một lô lên mức 700 triệu một lô. Hay tại Gia Lai, khi FLC đầu tư dự án 500ha tại Pleiku, năm ngoái mua 1 mét mặt đường là 100 triệu đồng thì năm nay lên 180 triệu đồng, trong khi FLC chưa triển khai gì.

Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC.
Với góc nhìn từ nhà phân phối, nghiên cứu thị trường, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Công ty Lộc Sơn Hà nhận định, tương lai sẽ gọi tên các thị trường mới như Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Nai, Tây Nguyên…các nơi mức giá còn thấp.
"Giá bất động sản sẽ không giảm, hạ tầng càng tốt thì giá không giảm", ông Hà nhấn mạnh. "Với tiềm năng hiện nay của Việt Nam, đối với các nhà đầu tư cá nhân, không có kênh nào tốt bằng bất động sản. Đây là thời điểm vàng để đầu tư bất động sản bởi lãi suất ngân hàng trong giai đoạn này đang rất tốt cho các nhà đầu tư. Các dự án miền Trung, Gia Lai, Kon Tum được xem là một kênh đầu tư tốt, khi giá đất ở đây hầu như vẫn còn giá gốc, sát thực tế…", ông Hà nói.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hưởng nhận định, bên cạnh các khu vực đã khá rõ nét về tiềm năng như đất Long Thành, Đồng Nai, quận 9, Thủ Đức sẽ tăng giá mạnh thì nhiều khu vực cũng rất đáng chú ý như Tây Nguyên.
"Tây Nguyên đang bắt đầu là xu hướng, địa điểm mới về đầu tư du lịch, trong giai đoạn lãi suất ngân hàng, giá đất còn thấp thì càng nên đầu tư, không nên đợi BĐS tăng giá mới mua. Măng Đen, Biển Hồ, rừng trồng thông ở Tây Nguyên đang bắt đầu là xu hướng, địa điểm mới về đầu tư du lịch, trong giai đoạn lãi suất ngân hàng, giá đất còn thấp nên đầu tư, không nên đợi bất động sản tăng giá mới mua", ông Hưởng nhận định.
Rủi ro pháp lý vẫn cận kề
Theo GS.TS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, năm 2021 nguồn cung trên thị trường BĐS tiếp tục khan hiếm. Do những hạn chế về pháp luật khiến nguồn cung BĐS đã giảm 10 lần, hậu quả trong 2-3 năm tới cung BĐS giảm đi 10 lần. Trong hoàn cảnh ấy, nếu chúng ta không quản lý tốt, đầu cơ sẽ vào, nguy cơ bong bóng rất nhiều. Hiện nay nhiều nhà cung cấp BĐS đang có hàng nhưng giữ lại để chờ vài ba năm tới.
Ông Võ nhìn nhận, "Cơ hội rất nhiều nhưng rủi ro pháp luật vẫn luôn hiện diện", Vì, theo ông, riêng nghị định 148 chưa lấp đầy được khoảng trống pháp luật. Năm 2021 câu chuyện sửa Luật để lấp đầy khoảng trống và tan biến các quy định chồng chéo là câu chuyện quan trọng nhất chúng ta cần làm.
Theo Phi Long/VOV.VN/NLĐO

Có thể bạn quan tâm