HĐND tỉnh Gia Lai thông qua danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2020

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Nghị quyết số 262/NQ-HĐND về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh. 
Theo đó, HĐND tỉnh thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh với diện tích 7,42 ha và kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến 6,6 tỷ đồng (nguồn ngân sách tỉnh) để thực hiện 2 công trình, dự án tại huyện Chư Sê. 
Đồng thời, sửa đổi một số nội dung tại Nghị quyết số 232/NQ-HĐND ngày 9-7-2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
“Điều 1. Thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh với diện tích 191,571 ha để thực hiện 54 công trình, dự án. Dự kiến kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng gần 82,7 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh hơn 12,6 tỷ đồng, ngân sách huyện hơn 27,9 tỷ đồng và nguồn vốn khác hơn 42 tỷ đồng) và kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng thực tế thực hiện theo quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:...”.
Bổ sung thêm 2 dự án, công trình tại huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn
Bổ sung thêm 2 dự án, công trình tại huyện Chư Sê. Ảnh: Quang Tấn
Sửa đổi khoản 5 Điều 1: “Huyện Chư Sê 3 công trình, dự án với diện tích 10,53 ha và kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự kiến hơn 10,2 tỷ đồng do ngân sách tỉnh và nguồn vốn khác (vốn đầu tư của ngành điện)”. 
Ngoài ra, Nghị quyết tiến hành bãi bỏ dòng 2 Mục V Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 232/NQ-HĐND ngày 9-7-2020 của HĐND tỉnh về việc thông qua danh mục các công trình, dự án cần thu hồi đất bổ sung trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết này. 
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.