Bỏ hoang đất bị phạt tiền bao nhiêu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Pháp luật quy định, không sử dụng đất là hành vi bị cấm. Đồng thời hành vi bỏ hoang đất quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt.
Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì việc không sử dụng đất là hành vi bị cấm.
Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định, hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta.
 
Bỏ hoang đất là hành vi bị cấm và nếu bỏ hoang đất quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt. Ảnh minh họa.I.T
Bỏ hoang đất là hành vi bị cấm và nếu bỏ hoang đất quá thời hạn quy định sẽ bị xử phạt. Ảnh minh họa.I.T
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
Ngoài ra, người sử dụng đất buộc phải có biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.
Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc bỏ hoang đất sẽ bị phạt khi:
Bỏ hoang đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục.
Bỏ hoang đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục.
Bỏ hoang đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Ngọc Ngọc (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/bo-hoang-dat-bi-phat-tien-bao-nhieu-20200729084357672.htm

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.