Đường sắt Bắc-Nam thông tuyến sau gần 8 giờ tàu hỏa trật bánh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau gần 8 giờ ứng cứu và làm việc liên tục của các đơn vị với sự cố tàu hàng trật bánh tại Nam Định, đường sắt Bắc-Nam đã chính thức thông tuyến.
Liên quan đến sự cố tàu hàng HH4 trật bánh tại ga Đặng Xá (Nam Định) sáng nay, ông Phạm Nguyễn Chiến, Trưởng Ban An toàn an ninh-an toàn giao thông đường sắt (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) cho biết, lúc 16h37 cùng ngày, đơn vị khắc phục xong sự cố và thông tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Theo ông Chiến, ngành đường sắt đã huy động với hơn 70 công nhân và máy móc của các đơn vị đến cứu viện và làm việc liên tục, sau gần 8 giờ đồng hồ, đường sắt Bắc-Nam đã thông tuyến trở lại. Tuy nhiên, các đoàn tàu đang chạy qua khu vực mới gặp sự cố với tốc độ trung bình.
 Công nhân sửa chữa ray đường sắt. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Công nhân sửa chữa ray đường sắt. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Trước đó, lúc 8h50 tàu hàng mang số hiệu HH4 khi đến khu gian Đặng Xá bị trật đường bánh. Sau khi xảy ra sự cố, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trong khu vực điều động nhân lực, phương tiện, thiết bị cứu hộ đến hiện trường để giải quyết khắc phục hậu quả vụ tai nạn.
Thời gian qua, đường sắt đã xảy ra hàng loạt các sự cố tàu trật bánh tuy không gây thiệt hại về người nhưng đã làm hư hỏng nhiều kết cấu đường sắt và toa xe.
Phía Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cũng đã có văn bản đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh, khẩn trương phân tích, tìm nguyên nhân các vụ tai nạn trên và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Về các sự cố tàu trật bánh này, theo lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vẫn đang điều tra, phân tích và tập trung vào các nguyên nhân chính gây ra sự cố là do tàu va phải chướng ngại vật; do lỗi về hạ tầng đường sắt; hoặc do bộ phận chạy (giá chuyển hướng) toa xe.
Theo Vietnam+/VTC

Có thể bạn quan tâm

Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.