Đường Nha Trang đi Đà Lạt tê liệt do sạt lở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở, làm đất đá từ trên đổ xuống đường Nha Trang (Khánh Hòa) đi Đà Lạt (Lâm Đồng), làm ách tắc giao thông hoàn toàn.
Nỗ lực khắc phục điểm sạt lở trên đèo Khánh Lê đường Nha Trang- Đà Lạt. Ảnh: HUỲNH TÚ
Nỗ lực khắc phục điểm sạt lở trên đèo Khánh Lê đường Nha Trang- Đà Lạt. Ảnh: HUỲNH TÚ
Chiều tối nay, 29-12, Chi cục Quản lý đường bộ III.3 (thuộc Cục Quản lý đường bộ III- Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết các đơn vị thi công đang nỗ lực tiếp cận, khắc phục điểm sạt lở trên quốc lộ 27C, còn gọi là đường Nha Trang- Đà Lạt đoạn qua đèo Khánh Lê thuộc huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).
Tuy nhiên, hiện khu vực này còn mưa lớn, trong khi đất đá cùng nước từ trên núi tiếp tục đổ xuống nên việc khắc phục rất khó khăn. Trong khi đó, hàng trăm ô tô đang bị kẹt ở hai bên đoạn đường sạt lở, không thể lưu thông.
Theo Chi cục Quản lý đường bộ III.3, điểm sạt lở trên bắt đầu xuất hiện từ đầu giờ chiều 29-12. Hàng ngàn m3 đất đá từ trên núi cùng nước đổ xuống, vùi lấp gần hết mặt đường một đoạn trên đèo Khánh Lê. Từ lúc đó, các loại xe không thể lưu thông qua đoạn đường này. Chi cục Quản lý đường bộ III.3 đã huy động Công ty CP Quản lý- xây dựng đường bộ Khánh Hòa tiến hành san dọn mặt đường, khắc phục điểm sạt lở.
 Đất đá vùi lấp gần hết mặt đường trên đèo Khánh Lê.
Đất đá vùi lấp gần hết mặt đường trên đèo Khánh Lê.
Trong khi đó, nhiều vị trí khác trên đèo Khánh Lê đang có nguy cơ sạt lở do mưa kéo dài. Chi cục Quản lý đường bộ III.3 đã đề nghị ban An toàn giao thông hai tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng cử lực lượng ứng trực tại hai đầu đèo Khánh Lê, tạm thời không cho các phương tiện lưu thông qua đoạn đường này.
Đá từ trên núi đổ xuống, bít kín mặt đường trên đèo Khánh Lê.
Đá từ trên núi đổ xuống, bít kín mặt đường trên đèo Khánh Lê.
Được biết, đường Nha Trang - Đà Lạt dài hơn 120 km, trong đó có đèo Khánh Lê 33 km có độ cao tối đa 1.700 m. Đường đèo này rất nguy hiểm do chạy quanh co qua nhiều vách núi, có khúc cua gấp; nhiều đoạn một bên là vách đá cao một bên là vực sâu.
Tấn Lộc (PLO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

Bảo tồn địa hình để tạo lập bản sắc đô thị

(GLO)- Nhiều khách phương xa rất thích thú khi được lên xuống trên những con dốc dài giữa phố núi Pleiku. Địa hình đồi núi mang đến sự khác lạ về tầm mắt, thay đổi về cảm xúc và đầy thêm trải nghiệm về một vùng đất. Bản sắc ấy của đô thị cao nguyên đang được bảo tồn một cách đầy chủ ý.
Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

Đưa thiên nhiên vào không gian công sở

(GLO)- Sự hiện diện của màu xanh thiên nhiên như xương rồng mini, chậu kiểng lá nhỏ xinh nơi góc bàn làm việc cá nhân, nơi không gian giao dịch không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, thư giãn cho mọi người mà góp phần lan tỏa hình ảnh công sở xanh, thân thiện với môi trường.