Đường biến thành hẻm, người dân chịu thiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Con hẻm một đầu nối với đường Mạc Đăng Dung, một đầu nối với hẻm 502 Nguyễn Viết Xuân thuộc tổ dân phố 4, phường Hội Phú- TP. Pleiku, nơi có 28 hộ dân đang sinh sống.

Đoạn đầu hẻm Mạc Đăng Dung. Ảnh: T.S
Đoạn đầu hẻm Mạc Đăng Dung. Ảnh: T.S



Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng, chỉnh trang đô thị của TP. Pleiku, bà con đoạn hẻm thống nhất cùng với thành phố đóng góp theo tỷ lệ 40/60 % (40% kinh phí nhân dân đóng góp, 60% Nhà nước hỗ trợ) để bê tông đoạn đường dài 165m, rộng 3m, dày 12cm.

Tuy nhiên vì là đoạn đường nhỏ hẹp, sâu trũng, không cống rãnh, mùa mưa nước ứ đọng, lầy lội mất vệ sinh nên sau khi bàn bạc, 28 hộ dân đề nghị thành phố nâng mức hỗ trợ cùng với dân để mở rộng lòng đường, nâng độ dày bê tông mặt đường nhưng không được chấp thuận. Cuối cùng bà con quyết định tự góp thêm kinh phí để mở rộng lòng đường ra 5m, dày 20 cm, 2 bên mương thoát nước rộng, sâu: 50x 50cm có nắp đậy, đấu với hệ thống cống đường Mạc Đăng Dung. Như vậy ngoài phần hỗ trợ của thành phố, tổng hợp mỗi hộ dân đóng góp 1 triệu đồng cho mỗi mét tới (mét ngang nhà, đất của mình) để làm đường hẻm; ví dụ chiều ngang của nhà, đất là 5 mét thì đóng góp 5 triệu đồng; hộ có chiều ngang mặt đường rộng hơn thì đóng nhiều hơn (có người đóng đến 20 triệu đồng).

Mương thoát nước. Ảnh: T.S
Mương thoát nước. Ảnh: T.S



Nhân việc thi công làm đường, bà con bảo nhau đóng góp thêm 500 ngàn đồng mỗi hộ để đưa nước sạch về dùng. Nhưng để nước đến từng hộ gia đình, mỗi gia đình còn phải chịu thêm chi phí lắp đặt, dây ống và đồng hồ (2 triệu đồng/cái).

Một thời gian nữa, đường sẽ hoàn thành, nước sạch rồi sẽ có, nhưng 28 hộ dân trong hẻm Mạc Đăng Dung chưa hết khó hiểu và thắc mắc. Đó là chủ trương đã có nhưng thành phố thiếu linh hoạt trước đề xuất hợp lý của nhân dân. Đó là đoạn hẻm này trước đây là đường Trần Nhân Tông, sổ đỏ, sổ hồng, hóa đơn tiền điện, internet, biển số nhà cũng thể hiện đúng như thế. Nhưng bây giờ đường biến thành hẻm, bà con thiệt thòi nhiều mặt, trực tiếp là không hưởng lợi được nhiều từ chủ trương làm đường và nước sạch.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.