Chuyển đổi đất có nguồn gốc nông lâm trường: Vẫn nhiều khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 16/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo: 'Chia sẻ kết quả rà soát đánh giá việc thực hiện các chính sách: NQ - 112/QH; NQ-30/TW; NĐ -118/CP- về nâng cao hiệu quả quản lý, đổi mới và sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh'.

Việc chuyển đổi đất có nguồn gốc nông lâm trường không dễ.
Việc chuyển đổi đất có nguồn gốc nông lâm trường không dễ.



Tại Hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kết quả đánh giá, giám sát việc thực hiện NQ 112 của Quốc hội tại các tỉnh trong năm 2018, cũng như tham vấn ý kiến các bên liên quan về các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị quyết 112 của Quốc hội.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Ngọc Bình- đại diện Liên minh Đất rừng (Forland), Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam cho biết, năm 2018 thực hiện chương trình giám sát năm 2018, Hội đồng Dân tộc Quốc hội đã thành lập các đoàn giám sát và đã tiến hành giám sát ở 9 tỉnh trong cả nước. Liên minh Đất rừng Forland cũng được tham gia vào một số đợt giám sát do Hội đồng Dân tộc Quốc hội tổ chức trong năm 2018.

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 112 tại các tỉnh Gia Lai, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, ông Trần Ngọc Bình cho biết, hầu hết các tỉnh đã triển khai thực hiện Nghị quyết 112 đến các sở ngành, các huyện, công ty nông lâm nghiệp trên địa bàn. Theo đó, phần lớn các công ty đã được chuyển đổi theo Nghị quyết 30 và Nghị định 118.

Bên cạnh đó công tác rà soát phân giới cắm mốc, lập bản đồ địa chính và giao đất, cho thuê đất cũng được triển khai, cơ bản hoàn thành đối với các công ty được sắp xếp chuyển đổi. Một số diện tích sau rà soát đã được giao lại cho địa phương.

Tuy nhiên việc triển khai Nghị quyết 112 vẫn tồn tại không ít hạn chế. Đơn cử như tại Gia Lai, tổng số diện tích chuyển về cho địa phương sau khi đo đạc cắm mốc là 16.270 ha đất. Tỉnh đã xây dựng đề án hỗ trợ cho 7.717 hộ đất ở và đất sản xuất, trong đó đất ở 1342 hộ diện tích 26 ha, đất sản xuất 232 hộ diện tích 188,1 ha và hỗ trợ chuyển đổi nghề thay thế đất sản xuất 6.144 hộ đến nay chưa thực hiện được do trung ương chưa cấp vốn. Như vậy xét theo nội dung yêu cầu của Nghị quyết 112 về đảm bảo đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất trong quá trình rà soát đất đai đổi mới các công ty lâm nghiệp đến nay hoàn toàn chưa được thực hiện.

Các hộ gia đình chủ yếu là hợp thức hóa diện tích đất lấn chiếm được cắt trả lại địa phương, diện tích đất giao mới cho hộ có nhu cầu còn hạn chế, thậm chí lúng túng trong việc lập hồ sơ nhu cầu và phân bổ diện tích giao. Ngoài diện tích đất núi đá, xa xôi hẻo lánh khó giao, có ý kiến cho rằng một phần diện tích đất cắt trả lại đã có chủ nhưng không đúng đối tượng ưu tiên nên danh nghĩa vẫn do xã quản lý chưa giao, một số địa phương không giao vì để lại làm quỹ đất dự phòng hoặc hưởng lợi từ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Về tổ chức sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của các công ty nông, lâm nghiệp, kết quả kiểm tra, đánh giá cho thấy, các công ty đã thực hiện phương án sản xuất kinh doanh sau sắp xếp, thực hiện công tác khoán. Tuy nhiên đối với các công ty lâm nghiệp vẫn khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhất là phải đối phó với tình trạng lấn chiếm. Việc giao khoán vẫn còn vấn đề chưa rõ ràng, công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự kiểm tra giám sát và hỗ trợ của địa phương.

“Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí còn thua lỗ (Công ty lâm nghiệp Hoành Bồ âm vốn chủ sở hữu hơn 30 tỷ đồng do đầu tư xưởng chế biến không hoạt động được), có công ty lâm nghiệp tại Tuyên Quang sử dụng hàng ngàn ha đất trồng rừng nhưng lợi nhuận hàng năm thu được chỉ trên dưới 100 triệu đồng”- ông Bình cho biết.

Từ những hạn chế trên, để triển khai Nghị quyết 112 hiệu quả tại các địa phương trong thời gian tới theo các đại biểu cần xem xét trách nhiệm và xử lý những địa phương chưa thực hiện đúng và chậm tiến độ NQ 112 và Chỉ thị 11 của Thủ tướng. Đồng thời tiếp tục rà soát việc sắp xếp đổi mới các công ty nông lâm nghiệp, trong đó có trách nhiệm quản lý diện tích đất đai và tài nguyên được nhà nước giao, tổ chức sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết 30 và Nghị định 118.

* Nhằm thúc đẩy và tăng cường thực hiện hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh. Ngày 27/ 11/2015, Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 10) đã ban hành Nghị quyết số 112/2015/QH13 (NQ-112/QH) về tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng. Nghị quyết ban hành nhằm giám sát, đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Lê Bảo (Đại Đoàn Kết)

Có thể bạn quan tâm

Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.
Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện

Bộ Công thương chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện

(GLO)- Theo tạp chí điện tử của Bộ Công thương, bộ này vừa có văn bản gửi Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.