Câu chuyện về rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở Gia Lai, rừng bị tàn phá là câu chuyện dài, nói mãi. Nào trước đây trong chiến tranh chất khai hoang của Mỹ hủy hoại, bom đạn hủy diệt. Rồi sau ngày giải phóng, để giải quyết vấn đề lương thực cứu đói cho dân, chính quyền chủ trương khai hoang, xây dựng cánh đồng, giãn dân nội đô, đón dân từ nơi khác đến lập vùng kinh tế mới, rừng tiếp tục bị phá. Trong thập kỷ 70, 80 thế kỷ trước, khi chưa hoàn thành định canh định cư, tập quán sản xuất theo lối quảng canh, du canh của bà con dân tộc thiểu số, rừng lại bị phát để làm nương rẫy. Tình trạng di cư tự do cũng góp một phần đáng kể trong chuyện phá rừng. Trong cái cơ chế kinh tế quốc doanh là số một, hàng loạt nông-lâm trường ra đời, nhất là các lâm trường, gỗ được khai thác, vận chuyển, mua bán, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh lần lượt bị đốn hạ, xóa sổ.

 Rừng thông huyện Mang Yang.
Rừng thông huyện Mang Yang.

Nhưng qua những cuộc “bể dâu” ấy, cũng chưa đến nỗi nào rừng bị tàn phá đến tận gốc như những năm lại đây. Chủ trương mở rộng các vùng cây công nghiệp, cây nguyên liệu có giá trị kinh tế, đặc biệt là việc quy hoạch mở rộng lên đến hàng chục ngàn ha cây cao su được phê duyệt, thế là cũng chừng ấy diện tích rừng được coi là nghèo bị san bằng để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch phát triển cao su. Phát triển thủy điện cùng lúc trở thành phong trào, nhiều nhà đầu tư từ các thành phần kinh tế ra sức tìm kiếm những nơi có thể ngăn sông, đắp đập làm thủy điện, trong số đó nhiều nơi chưa hoặc không nằm trong quy hoạch, ngoài quy hoạch thì điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Thế là rừng lại bị phần thì ngập dưới lòng hồ, phần thì bị chết theo những dòng sông, suối chết.

Trước Tết Bính Thân 2016, người viết bài này có dịp đi qua một số vùng cao su bạt ngàn ở Đak Đoa, Mang Yang, có nơi đã vào kỳ kinh doanh nhưng đang trong mùa thay lá, có chỗ đang trong lúc tái canh và trồng mới, ô tô chạy dưới những cánh rừng cao su ấy, những con đường phủ mù bụi đỏ. Lòng cho dù không vui khi mà giá mủ cao su vẫn tiếp tục giảm mạnh, nhưng vẫn có niềm hy vọng đó chỉ là tạm thời khi mấy năm lại đây thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước rồi sẽ qua đi theo quy luật riêng của nó. Nhưng qua khỏi những cánh rừng cao su ấy, lại là bạt ngàn những đồi núi không còn cây, những con suối chẳng còn nước, trơ ra những tảng đá nối nhau nơi mà trước đó là lòng suối nước trong xanh mát rượi, dưới cái nắng đầu Xuân vào chính ngọ của cao nguyên đất đỏ tựa như trút lửa xuống vạn vật. Lác đác những căn lều tạm bợ của bà con dân tộc thiểu số dựng lên để trông coi nương rẫy nằm chơ vơ chống chọi với nắng và bụi và gió. Xa hơn là những ngôi làng Bahnar thấp thoáng những mái tôn phủ dày bụi đỏ, không một bóng cây, thảm cỏ. Anh bạn đồng hành hiểu biết và đồng cảm, chia sẻ khi tôi “dự đoán” vài ba chục năm nữa Gia Lai ta sẽ có những sa mạc không còn sự sống, anh bạn bảo “sợ không đến vài ba chục năm ấy chứ”.

Quy luật của đời không thể đòi hỏi chỉ có cái được mà không mất, nhưng cái mất rừng là quá lớn, hậu quả khôn lường. Điều này hẳn ai cũng biết, nhưng để giải quyết mâu thuẫn giữa được và mất đúng quy luật thì chuyện không dễ. Những cái coi là “lý thuyết” gần như đã, đang được vận dụng, những sơ đồ quy hoạch đã có, những chiến lược phủ xanh đất trống đồi trọc đã ra đời từ thời đã lâu. Thế nhưng kết quả đạt được trong triển khai thì còn cần nghiêm túc xem lại, có đúng là “tiền mất, tật mang” như không ít người bảo thế. Hàng năm, các loại nghị quyết luôn nói đến chuyện trồng rừng kinh tế, rừng đầu nguồn, phòng hộ, nhưng nó là… của Nhà nước, tiền từ ngân sách đổ ra, nên “cha chung không ai khóc”. Giao đất, giao rừng cho dân là chủ trương được coi là đúng, đã đúng nhưng làm không được thì phải được xem xét lại chủ trương. Nhiều nơi rừng càng giao càng mất, thậm chí bị phá nhiều hơn khi chưa giao, vì sao? Vì tiền, vì không có kinh phí? Không hẳn vậy.

Một mùa mưa nữa sắp đến, lại những cuộc họp bàn, lại những đợt phát động trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ cùng với những nhiệm vụ, chỉ tiêu về phát triển, bảo vệ rừng, và lạ thay rừng lại càng lùi xa về hướng sa mạc. Rừng tự nhiên đã không còn nhiều, những bàn tay lâm tặc hữu hình và vô hình vẫn lăm le ngày đêm xâm hại. Rừng trồng chưa kịp bén rễ đã thành các… trang trại. Chuyện dài về rừng và nỗi đau của nó hẳn chưa dừng.

Chỉ là một giả sử-dĩ nhiên cũng chỉ là chuyện trao đổi, điều tham khảo-nếu cứ mỗi mùa mưa đến, thay vì phát động phong trào, cờ dong trống mở, hãy dành một khoản kinh phí “của rừng”, do rừng đem lại để mua và cung cấp giống cây theo “định hướng” của quy hoạch vùng, không loại trừ các loài cây lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, cây ăn quả dài ngày, cây chắn gió, rồi hướng dẫn mỗi người dân, mỗi gia đình ở từng xóm, thôn, làng trồng một vài, ba cây, trong vườn, trong rẫy, trong cộng đồng làng của chính họ, tự họ có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, cho họ biết bằng một cam kết nào đó để họ coi đó là tài sản của họ trong tương lai, và họ sẽ có rừng, có cây, dân có rừng thì nước có lợi. Thiển nghĩ, muốn phủ xanh đất trống, đồi trọc, trước hết cần phủ xanh ngay từ làng, từ vườn hộ, gia đình; đường làng, khu phố, công sở, trường học, nơi công cộng...  

Bích Hà

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.