Cán bộ, đảng viên phải có bản lĩnh, dám lao vào khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ ở lại sau năm 1954 là những người sinh ra và sống dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nên hiểu rất rõ thân phận tủi nhục của người dân nô lệ. Khi tham gia cách mạng, được Đảng giáo dục, rèn luyện, mới nhận thức được con đường đấu tranh cho độc lập tự do, trách nhiệm của đảng viên là suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và cho xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

80 năm qua, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đầy gian khổ ác liệt và hy sinh, số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ ở lại sau năm 1954 không ngừng rèn luyện, phấn đấu để vượt qua những khó khăn thử thách, có lúc tưởng chừng như không vượt nổi. Nhiều đồng chí cải trang, cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, để vận động cách mạng và lãnh đạo nhân dân kháng chiến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong suốt thời kỳ chống Pháp đến chống Mỹ. Cuộc kháng chiến càng gần thắng lợi thì mức độ ác liệt càng gia tăng. Vượt qua đói, đau, thú dữ, vượt qua bom đạn để giành sự sống và để chiến thắng.

 

Cán bộ học tập Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Ảnh: Thanh Nhật
Cán bộ học tập Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Ảnh: Thanh Nhật

Sau Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, mặc dù đa số tuổi cao, sức yếu, không được học hành cơ bản, nhưng với bản chất và truyền thống cách mạng đã được Đảng giáo dục, rèn luyện, với tinh thần, trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, anh em vẫn tích cực gương mẫu, vừa làm vừa học, góp phần vào thắng lợi trong nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống, giữ vững quốc phòng-an ninh  và trong công cuộc đổi mới, trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt là tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa, trong đó có cán bộ người dân tộc thiểu số.

Đến nay, số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ ở lại sau năm 1954 đều đã nghỉ hưu và số còn sống rất ít. Tuy vậy, chúng tôi rất phấn khởi, tự hào, nhìn thấy đất nước ta ngày càng phát triển đi lên, Gia Lai ngày càng đổi mới. Vùng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng, tuy còn nhiều khó khăn, nhưng đời sống cũng đã khác trước rất xa. Chúng tôi phấn khởi, tự hào nhận thấy khối đại đoàn kết toàn dân được giữ vững và không ngừng phát triển; được chứng kiến lực lượng cán bộ, đảng viên trẻ đã trưởng thành, có kiến thức, được đào tạo bài bản, trung thành với sự nghiệp cách mạng, có quyết tâm đem tài năng phục vụ đất nước và có nhiều thành tích trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Chúng tôi suy nghĩ rằng: Không chỉ lớp cán bộ, đảng viên lớn tuổi như chúng tôi và hoạt động trong thời kỳ chiến tranh, mới cần rèn luyện về khí tiết cách mạng, để chịu đựng gian khổ, hy sinh, mà lớp cán bộ, đảng viên trẻ bây giờ trong hoàn cảnh hòa bình, cũng phải rèn luyện khí tiết cách mạng, tinh thần chịu khó, chịu khổ và đức tính hy sinh. Trong công tác cách mạng thời chiến cũng như thời bình, lúc nào cũng có khó khăn gian khổ, cũng thường va chạm giữa cái chung và cái riêng, nên đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải có bản lĩnh, dám lao vào khó khăn, thậm chí dám hy sinh khi cần thiết để chiến thắng kẻ thù, nhất là kẻ thù không cầm súng.

Học tập rèn luyện là việc làm thường xuyên, nếu chúng ta không muốn thoái hóa. Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tuy có nhiều chuyển biến, nhưng chưa đạt được như mong muốn. Vì sao các đợt phát động trong chiến tranh chuyển biến rất nhanh nhưng trong hòa bình có điều kiện hơn lại ì ạch, chậm chạp? Có lẽ ngày nay vấn đề nhận thức tư tưởng bám rễ quá sâu và bị chi phối bởi lợi ích kinh tế. Vì vậy, chúng ta làm thiếu quyết liệt, chưa triệt để trong phòng-chống tham nhũng, tiêu cực, lực cản nhiều hơn sức đẩy. Đây là lúc đòi hỏi đến bản lĩnh, đến tính chiến đấu, tinh thần gương mẫu và sự hy sinh lợi ích riêng tư của cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt.

Trong thời gian tới, để xây dựng Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp vững mạnh, luôn chăm lo cho lợi ích chính đáng của nhân dân, góp phần xây dựng tỉnh Gia Lai ngày càng giàu đẹp, nguyện vọng cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ ở lại sau năm 1954 nói riêng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai mong muốn Đảng, Nhà nước, cũng như Đảng bộ và chính quyền tỉnh Gia Lai thực hiện nghiêm túc, triệt để Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, tạo sự chuyển biến thực sự mạnh mẽ trong Đảng, trong bộ máy Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội, để thực hiện thắng lợi và bền vững các mục tiêu đã đề ra.

Cán bộ lão thành cách mạng và cán bộ ở lại sau năm 1954 tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai sẽ đoàn kết, phấn đấu và nỗ lực hơn nữa để khắc phục nhanh và có hiệu quả các mặt còn yếu kém nói trên. Phải gắn chặt lợi ích chung của xã hội với lợi ích của nhân dân, để có những chủ trương chính sách thoáng hơn với những biện pháp mạnh hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài đầu tư phát triển kinh tế, giữ vững quốc phòng-an ninh, cần huy động thêm nhiều nguồn lực cho chính sách an sinh xã hội, để không ngừng nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những người tàn tật gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống.

Ngô Thành
 

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.

Giảm 189 đơn vị đầu mối sự nghiệp công lập

Gia Lai: Giảm 189 đơn vị đầu mối sự nghiệp công lập

(GLO)- Sáng 29-11, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Chương trình hành động số 64-CTr/TU, ngày 5-6-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.