Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em sẽ góp phần tạo môi trường an toàn, phòng ngừa và chấm dứt các nguy cơ xâm hại trẻ em.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Việt Nam có hơn 4,3 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 18% tổng số trẻ em của cả nước. Để giải quyết vấn đề này, ngày 22-2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 267/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.
Quá trình xây dựng Chương trình này đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, địa phương; UNICEF và các tổ chức khác.
Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em được phê duyệt thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Chương trình này là định hướng và kim chỉ nam cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong 5 năm tới. Việc thực hiện tốt Chương trình sẽ góp phần tạo môi trường an toàn và thân thiện cho trẻ em, phòng ngừa và chấm dứt các nguy cơ xâm hại trẻ em. Chương trình này sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phục hồi và tái hoà nhập kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại và bóc lột.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Chương trình Quốc gia hướng tới tất cả trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại và bóc lột, trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em nhằm mục tiêu: Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em; 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hoà nhập và có cơ hội phát triển; 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; đến năm 2015, 50% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện UNICEF phát biểu: “Chúng tôi tin tưởng Chương trình Quốc gia sẽ cải thiện mạnh mẽ công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương ở Việt Nam. UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và bảo vệ tốt hơn trẻ em khỏi bị xâm hại, bạo lực, và bóc lột”.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Việt Nam có hơn 4,3 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chiếm 18% tổng số trẻ em của cả nước. Để giải quyết vấn đề này, ngày 22-2-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 267/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015.
Quá trình xây dựng Chương trình này đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các Bộ, ngành, địa phương; UNICEF và các tổ chức khác.
Các em nhỏ tại lớp học của Dự án hỗ trợ trẻ em lang thang tại Kim Thành, Hải Dương |
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em ở Việt Nam. Chương trình Quốc gia hướng tới tất cả trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại và bóc lột, trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật và trẻ có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em nhằm mục tiêu: Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em; 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, tái hoà nhập và có cơ hội phát triển; 70% trẻ em được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; đến năm 2015, 50% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
Bà Lotta Sylwander, Trưởng Đại diện UNICEF phát biểu: “Chúng tôi tin tưởng Chương trình Quốc gia sẽ cải thiện mạnh mẽ công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em dễ bị tổn thương ở Việt Nam. UNICEF sẽ tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai thực hiện Chương trình Quốc gia nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương và bảo vệ tốt hơn trẻ em khỏi bị xâm hại, bạo lực, và bóc lột”.
Theo VOV