Cải cách hành chính hướng đến sự hài lòng của người dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, các địa phương, đơn vị đã tập trung khắc phục 33 nội dung tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Những kết quả này góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Khắc phục nhiều tồn tại, hạn chế
Ngày 4-8-2020, UBND tỉnh có Công văn số 1601/UBND-NC chỉ đạo khắc phục 33 nội dung tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC năm 2019 và 6 tháng đầu năm 2020. Trong số 33 nội dung tồn tại, hạn chế, có 7 nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành; 1 nội dung liên quan đến cải cách bộ máy; 2 nội dung liên quan đến xây dựng nâng cao chất lượng công chức, viên chức; 2 nội dung liên quan đến tài chính công; 11 nội dung liên quan đến CCHC công; 4 nội dung liên quan công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; 6 nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính.
Huyện Đức Cơ là một trong những địa phương còn để thiếu sót trong việc không nhập vào hệ thống một cửa điện tử khi tiếp nhận thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Huệ-Trưởng phòng Nội vụ huyện-cho biết: “Ngay sau khi đoàn kiểm tra phát hiện và chỉ ra sai sót, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai khắc phục xong. Đến nay, tất cả các thủ tục hành chính của huyện đều nhập vào hệ thống một cửa điện tử”.
Hiện nay, các địa phương, đơn vị để xảy ra tồn tại, thiếu sót trong thực hiện CCHC đã cơ bản khắc phục xong các lỗi nói trên. Bên cạnh đó, nhằm xử lý nghiêm những cán bộ, công chức và các tập thể để ra sai sót trong công tác CCHC, các sở, ngành, địa phương đã nhắc nhở, kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với 49 tập thể và 20 cá nhân liên quan. Đồng thời, qua công tác kiểm tra CCHC, các địa phương, đơn vị cũng đã nêu 17 kiến nghị, đề xuất. Ủy ban nhân dân tỉnh đã xử lý, trả lời 16 kiến nghị; tiếp thu và kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết đối với 1 kiến nghị.
Ông Võ Quốc Hùng-Phó Giám đốc Sở Nội vụ-thông tin: “Bên cạnh việc thực hiện nghiêm văn hóa công sở và có văn bản xin lỗi khi để chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính, các sở, ngành đã đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu nhằm phục vụ tốt nhất yêu cầu của người dân, doanh nghiệp”.
vinhhoang038@gmail.com
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Bưu điện huyện Chư Prông. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Những kết quả khả quan
Từ đầu năm đến nay, các sở, ban, ngành của tỉnh đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành 22 văn bản quy phạm pháp luật; tiến hành rà soát, đánh giá 6 thủ tục hành chính; ban hành 65 quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính; giải quyết 20 phản ánh, kiến nghị. Đồng thời, kiểm tra thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại 20 đơn vị. Song song đó, các sở, ngành cũng đã chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công để Bưu điện tỉnh thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh có 12/17 UBND cấp huyện; 10/220 UBND cấp xã thực hiện việc chuyển giao này. Từ đầu năm đến nay, hệ thống này đã tiếp nhận 279.812 hồ sơ, đã giải quyết xong 272.048 hồ sơ, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,27% trên tổng số hồ sơ đã tiếp nhận trên hệ thống.
Bên cạnh đó, công tác cải cách tài chính công cũng được chú trọng đúng mức. Đến nay, có 40 đơn vị cấp tỉnh, 317 cơ quan cấp huyện triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; 100% sở, ban, ngành; UBND cấp huyện, cấp xã và một số cơ quan ngành dọc đã sử dụng hệ thống Quản lý văn bản và điều hành. Qua đó, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện gửi, nhận hơn 3,3 triệu lượt trao đổi văn bản điện tử. Nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, có 23 cuộc họp cấp tỉnh được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Toàn tỉnh có 1.972 thủ tục hành chính được cung cấp ở mức độ 2, trong đó có 325 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 150 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Số hồ sơ được tiếp nhận và giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4 đạt 55,77%.
Ông Nguyễn Công Đạo-Trưởng phòng Nội vụ huyện Kbang-cho biết: Từ đầu năm đến nay, công tác CCHC trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, tình trạng hồ sợ bị trễ hẹn được khắc phục, lãnh đạo các địa phương, đơn vị đều tham gia xử lý công việc trên hệ thống Quản lý văn bản điều hành. Nhờ làm tốt công tác này nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức đến thực hiện công việc.
Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Võ Quốc Hùng cho biết thêm: “Thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai đồng bộ các giải pháp trong cải cách thủ tục hành chính. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung mọi nỗ lực để nâng cao chỉ số CCHC; tạo bước đệm quan trọng để đơn giản hóa các thủ tục nhằm thu hút đầu tư và hướng đến sự hài lòng của người dân”.
VĨNH HOÀNG

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.