Các cửa hàng xăng biên giới chỉ được bán hàng từ 6-18h

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Qui định này nhằm siết chặt quản lý bán xăng dầu tại khu vực biên giới, tránh buôn lậu diễn biến phức tạp như thời gian qua.

 
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư Hướng dẫn quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới nhằm đẩy lùi tình trạng buôn lậu xăng dầu. Thời gian bán xăng dầu của các cửa hàng bán lẻ tại khu vực biên giới được quy định từ 6 giờ đến 18 giờ hàng ngày. Trong trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể điều chỉnh thời gian bán xăng dầu để để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thông tư quy định, trường hợp bán cho các đối tượng tiêu dùng có tổng giá trị thanh toán mỗi lần từ 200 nghìn đồng trở lên, cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập hóa đơn, ghi rõ tên, địa chỉ người mua xăng dầu. Nếu khách hàng mua dưới 200 nghìn đồng, người bán không cần lập hóa đơn chứng từ; Lượng bán xăng, dầu tối đa cho mỗi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, không được vượt quá 50 lít mỗi lần trong một ngày. Lượng tối đa cho đường thủy là 100 lít mỗi lần một ngày. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được phép điều chỉnh tăng lượng bán xăng, dầu nhưng không quá 20% đối với từng loại phương tiện cụ thể và phải báo cáo với Bộ Công thương.

Khi bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài, các đơn vị bán hàng phải bơm trực tiếp vào bình chứa chính, không bơm vào các dụng cụ chứa đựng khác, kể cả bình phụ chứa nhiên liệu gắn ở phương tiện. Các cửa hàng phải lập hóa đơn, ghi rõ biển kiểm soát của phương tiện.  Thương nhân kinh doanh xăng dầu có cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới phải lập danh sách báo cáo Sở Công Thương. Trường hợp có sự thay đổi về cửa hàng bán lẻ về hình thức chủ sở hữu, nguồn xăng dầu cung ứng, ngừng kinh doanh dài hạn phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương trong thời hạn 5 ngày kể từ thời điểm thay đổi.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15-9 tới.
Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm