Cà phê tăng 300.000 đồng/tấn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng 28-7, giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên giao dịch ở 44 - 44,1 triệu đồng/tấn, hướng đến mức giá cao nhất kể từ đầu vụ.

Giá cà phê robusta các kỳ hạn trên sàn Liffe (London) mở rộng đà tăng phiên trước đó, làm giá cà phê robusta giao tại cảng FOB (HCM) cũng được điều chỉnh tăng thêm 45 USD lên 2.235 USD/tấn.

 

 

Trên sàn Liffe (London) giá cà phê các kỳ hạn tiếp tục tăng, giá cà phê robusta giao tháng 9 tăng 37 USD lên 2.246 USD/tấn, giá giao tháng 11 tăng 21 USD lên 2.200 USD/tấn.

Trên sàn ICE New York, giá cà phê arabica các kỳ hạn biến động không đáng kể so với phiên trước đó. Hợp đồng giao tháng 9 tăng nhẹ 0,05 cent, lên174,1 cent/pound. Giá giao tháng 12  tăng 0,1 cent, giao dịch ở 177 cent/pound.

Hiện tồn kho cà phê robusta của các hãng rang xay đang giảm sút nhanh, trong khi nguồn cung từ Việt Nam và Indonesia chững lại. Nguồn hàng trong dân hầu như đã hết, chỉ còn khoảng 5% tổng sản lượng vụ cũ và phải chờ đến tháng 10-11 mới cho thu hoạch vụ mới. Nguồn cung giảm khiến giá cà phê robusta trong nước và thế giới tăng mạnh.

Ngược lại, cà phê arabica nhìn chung vẫn đang chịu áp lực giảm giá khi tồn kho tiếp tục tăng cao. Sàn ICE ghi nhận mức tồn kho đã lên đến 1,76 bao ngày 26-7, cao nhất kể từ tháng 10-2010.

Bên cạnh đó, thời tiết ở Brazil trở nên khô ráo hơn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch cà phê của nước xuất khẩu cà phê arabica lớn nhất thế giới, khiến cho nguồn cung tăng mạnh.

Việt Nam, nước sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, có kế hoạch tăng diện tích trồng cà phê arabica để nâng cao gấp đôi sản lượng loại cà phê này lên 96.000 tấn vào năm 2020.

Thông tin trên đã được một quan chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra với phóng viên của hãng tin Reuters vào ngày 26-7. Theo đó, Việt Nam sẽ mở rộng diện tích trồng cà phê arabica ở khu vực miền Bắc và miền Trung lên 40.000 ha trong vòng 8 năm tới. Hiện Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ nhì thế giới sau Brazil.

Theo vị quan chức nói trên, diện tích trồng cà phê arabica của Việt Nam hiện trong khoảng 32.000-32.800 ha, nhưng chưa xác định được chính xác sản lượng của loại cà phê này.

“Chúng tôi đặt mục tiêu giữ diện tích cà phê arabica ổn định ở mức 40.000 ha cho tới năm 2030”, vị quan chức trên phát biểu bên lề một hội nghị của ngành cà phê.

Cà phê arabica đòi hòi quy trình chế biến ướt để đảm bảo chất lượng của hạt. Trong khi đó, nhiều công ty chế biến cà phê trong nước lại chưa áp dụng quy trình này do nguồn vốn hạn chế và nguồn cung trong nước không ổn định.

Theo tài liệu do Reuters thu thập được, Chính phủ đặt kế hoạch nâng sản lượng cà phê arabica lên mức 96.000 tấn trong thời gian từ nay đến năm 2020, chiếm 9% tổng sản lượng cà phê của Việt Nam ở thời điểm đó. Tuy nhiên, chưa có kế hoạch cụ thể về đầu tư cho việc tăng sản lượng này.

Trong khi đó, theo Tập đoàn Thái Hòa, công ty xuất khẩu cà phê arabica hàng đầu Việt Nam, Việt Nam có khả năng sẽ đạt sản lượng 120.000-150.000 tấn cà phê arabica vào năm 2020.

Theo VOV
 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.