Nhiều người trong chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì một hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh, nhưng không phải ai cũng thực sự dùng các loại thực phẩm và đồ uống mang lại lợi ích sức khỏe cho bản thân.
- Vận dụng chế độ ăn cân bằng. Bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp ích cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bạn. Nên chọn nhiều loại thực phẩm từ mỗi nhóm thực phẩm, đặc biệt là những loại hoa quả, rau và ngũ cốc giàu chất xơ.
Thiết lập “tập quán ăn” hàng ngày. Nên dùng bữa điều độ để giúp thúc đẩy những chuyển động nhất quán của ruột.
- Ăn các bữa ăn nhỏ. Bạn có thể chọn ăn từ 4 đến 5 bữa nhỏ mỗi ngày thay cho 2 hoặc 3 bữa ăn nhiều.
- Nhai nhiều hơn. Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng. Nên cố gắng nhai thật kỹ. Hoạt động nhai có thể giúp xử lý một số chất dinh dưỡng cần thiết trước khi đi vào hệ tiêu hóa.
- Nhớ một loại thức uống vào giờ ăn. Đó là khi bữa ăn của bạn không có canh hay súp. Chất lỏng giúp di chuyển những loại thực phẩm dạng đặc đi qua hệ tiêu hóa một cách “trót lọt”.
- Dành nửa phần ăn cho hoa quả và rau củ. Hoa quả và rau củ giàu chất xơ, cung cấp các chất bổ sung nhằm hỗ trợ sự phát triển của những loại vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa.
- Dùng sữa chua. Một số sản phẩm sữa chua chứa men vi sinh có thể giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Thư giãn sau khi ăn. Hãy dành thời gian cho cơ thể bạn tiêu hóa bữa ăn trước khi bạn hoạt động trở lại. Điều này sẽ giúp bạn tránh các chứng bệnh liên quan, chẳng hạn như đau dạ dày.
- Tránh ăn quá nhiều. Luôn nhớ rằng ăn quá nhiều có thể tạo áp lực và gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất là bạn chỉ nên ăn vừa đủ no.
- Vận động. Tập trung vào các hoạt động thể chất phù hợp trong ngày để giúp tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa. Chẳng hạn, hãy đi cầu thang bộ thay vì thang máy, và nên đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày.
Mai Thương (theo Infornet)