Bên nếp nhà xưa trên đất An Khê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khu di tích An Lũy, dấu tích còn lại của thời Tây Sơn lập nghiệp vẫn còn ở An Khê (Gia Lai). Nằm trong quần thể ấy là những ngôi nhà cổ đã có gần 300 năm tuổi. Nhiều thế hệ con cháu sống trong ngôi nhà này, đang từng ngày, từng giờ bảo vệ tài sản quý báu mà bao đời trước đó để lại. Vào dịp Xuân về nhiều người dân An Khê tìm đến đây, thắp nén hương với lòng ngưỡng vọng các bậc tiền nhân và cầu mong cho sự bình yên…
Linh thiêng nhà cổ…
Nhiều cuối năm, trời An Khê se lạnh, chúng tôi đã tìm đến chủ nhân của ngôi nhà cổ để hiểu thêm về nét kiến trúc cũng như tâm tư của hậu thế, những người giữ tài sản cho muôn đời sau.
Năm nay, đã hơn 85 tuổi nhưng trông ông Bùi Meo, ở phường An Phú vẫn còn minh mẫn. Biết tôi muốn tìm hiểu về ngôi nhà cổ của mình, ông vui vẻ nhận lời. Nhìn bên ngoài thì ngôi nhà này cũng như bao ngôi nhà tranh ở thôn quê, thế nhưng vừa đẩy cánh cửa dày vào thì trước mắt tôi là những hình chạm trỗ, những cây cột lá kèo… dấu tích bàn tay tài hoa của những người thợ gần 300 năm trước.
Ông Bùi Meo đang lau chùi ngôi nhà. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ông Bùi Meo đang lau chùi ngôi nhà. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Bên ly trà nóng, với chất giọng trầm ấm của một người đã từng trải qua nhiều sóng gió, ông kể: Tôi là thế hệ thứ 7 sống trong ngôi nhà này. Cha mất sớm, tôi được người chú nhận về nuôi, cũng từ đó cuộc đời tôi gắn với ngôi nhà đã có hàng trăm năm tuổi. Trước khi chú tôi mất chỉ dặn một điều dù có đói, có khổ cũng phải giữ bằng được ngôi nhà của ông bà để lại, vì những thế hệ sống trong ngôi nhà này đã từng có công giúp đỡ nhà Tây Sơn dựng nghiệp”.
Về tổng thể, nhà được kiến trúc theo lối tam đoạ, ba gian hai chái, dài khoảng 16 mét, ngang 8 mét với 6 vì, mỗi vì gồm 5 hàng cột ngang, 6 hàng cột dọc. Tất cả đều bằng lõi gỗ thò đo-một loại gỗ rất hiếm. Kèo và xà đều uốn hình rồng, đầu chạm rồng. Xà gồ tròn liền cây, đều bằng gỗ kiền kiền. Ba gian ngoài cách biệt với gian trong bằng cửa ngăn. Các gian giữa bàn pha, bạo xổ, dây sen bằng gỗ tứ thiết.
Không chạm trổ cầu kỳ, chỉ trang trí bằng gờ, chỉ nổi nhưng đã gần 300 năm mà hệ thống gờ mộng vẫn rất khít... Một đặc sắc nữa là mái lợp liên hệ thống xà gồ rất dày (mỗi mái có tới 15 hàng) người ta lợp một lớp vỏ cây kiền kiền rồi đắp lên lớp đất sét nhuyễn trộn với rơm, sau đó mới lợp tranh. Điều đặc biệt là ngôi nhà này đã có hàng trăm năm tuổi nhưng chủ nhân của nó mới chỉ lợp lại mái ngói vào năm 1959, còn lại vẫn giữ nguyên được hiện trạng ban đầu.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trước đây ở An Khê có gần 10 ngôi nhà cổ như thế này, nhưng vì thời gian và chiến tranh, giờ chỉ có ngôi nhà của cụ Bùi Meo và ông Huỳnh Ngọc Chương là còn khá nguyên vẹn.
Giữ lại cho muôn đời sau…
Chủ nhân của 2 ngôi nhà cổ trên đều đã qua tuổi bát tuần, nhưng họ đều chung một ước nguyện sẽ giữ cho ngôi nhà này được tồn tại mãi cho muôn đời sau. Trong 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc nhiều ngôi nhà ở An Khê bị cháy hoặc bị giặc phá, nhưng 2 ngôi nhà cổ này vẫn sừng sững cùng thời gian.
Ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Ngọc Chương nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Ngôi nhà cổ của ông Huỳnh Ngọc Chương nhìn từ bên ngoài. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Chủ nhân của nó vẫn luôn có một quyết tâm, thà chết chứ không để mất nhà. Những câu chuyên giữ nhà vẫn được các ông kể lại cho con cháu đời sau, như truyền lửa cho thế hệ sau giữ gìn nét gia phong.
Hàng ngày, chủ nhân nhà cổ cùng con cháu lau chùi, dọn dẹp để hàng cột, lá kèo hay tấm bài vị và những thứ trong ngôi nhà cổ không dính bụi. Có lẽ cũng chính đều này mà những ngôi nhà ấy vẫn nguyên vẹn theo thời gian. Mỗi câu chuyện mà chủ nhân của ngôi nhà kể cho tôi nghe đều phảng phất đâu đây tình yêu nước, lòng căm thù giặc kết tinh từ những ngôi nhà này.
Người cán bộ cách mạng kiên trung của đất An Khê là Đỗ Trạc cũng đã từng sống trong ngôi nhà của cụ Bùi Meo. Cũng từ việc đó mà hàng năm, mỗi khi Xuân về các võ sinh của miền đất An Khê lại tìm về nhà cụ múa võ biểu diễn, thắp nén hương tri ân các bậc tiền nhân. Các em học sinh ở An Khê vào những giờ ngoại khóa được thầy cô dẫn đến đây để tìm hiểu thêm truyền thống giữ đất, mở cõi của cha ông xưa.
Khi tôi ra về, cụ Bùi Meo nắm chặt tay và dặn rằng: Đầu Xuân này mời anh về An Khê sẽ được gặp nhiều người ghé tới đây để thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân. Và khi ấy, trống hội Tây Sơn sẽ nổi lên để các võ sinh biểu diễn võ thuật, tiếp tục thắp sáng truyền thống giữ đất, giữ làng, bảo vệ quê hương của cha ông xưa…
Vĩnh Hoàng

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.