Bất động sản nông nghiệp sao vẫn mơ hồ?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trên thực tế đang có ngày càng nhiều các “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, cũng như nhiều doanh nghiệp lấy đất nông nghiệp làm dự án và hình thành cụm từ khá phổ biến "bất động sản nông nghiệp". Tuy nhiên, đến nay khái niệm về “bất động sản nông nghiệp” vẫn khá mơ hồ và bản thân cơ quan quản lý cũng chưa thể đưa ra khái niệm cụ thể nào cho cụm từ này.
Trong từ điển chung của ngành bất động sản, chưa có một khái niệm cụ thể nào cho cụm từ “bất động sản nông nghiệp”. Mặc dù vậy, thời gian gần đây, hoạt động đầu tư của các "ông lớn" như Vingroup, T&T, TH Group, GFS... vào lĩnh vực nông nghiệp ngày càng mạnh mẽ, cũng như nhiều doanh nghiệp lấy đất nông nghiệp triển khai các dự án... thể hiện sức hấp dẫn của thị trường này và xu hướng phát triển theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Liệu chăng, nên đặt bất động sản nông nghiệp vào một chiếc… khuôn nhất định để lĩnh vực này không còn mơ hồ và “danh chính ngôn thuận” trở thành một lĩnh vực đầu tư?
Theo TS. Nguyễn Bá Long, Viện trưởng Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn (Trường Đại học Lâm nghiệp) cho rằng, phát triển bất động sản nông nghiệp là giải pháp tối ưu và là xu hướng tất yếu để đưa ngành nông nghiệp Việt Nam vươn xa. Nhưng muốn thị trường này phát triển sôi động và hiệu quả, trước mắt, cần loại bỏ những nút thắt đang cản bước doanh nghiệp trong việc tiếp cận, tích tụ đất nông nghiệp để hình thành những chuỗi sản xuất quy mô lớn.
Theo TS. Nguyễn Bá Long, bất động sản nông nghiệp có thể hiểu là đất nông nghiệp và các tài sản khác gắn liền với đất như nhà xưởng, nhà kho, nhà kính, cây lâu năm, rừng trồng…, trong đó quan trọng nhất là đất đai (đất nông nghiệp).
 
Phát triển bất động sản nông nghiệp là xu hướng tất yếu để đưa ngành nông nghiệp Việt Nam vươn xa
Phát biểu tại Toạ đàm về “Xu hướng và cơ hội đầu tư 2019”, GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho rằng bất động sản nông nghiệp là một khái niệm đã được xác định nhưng chưa được quan tâm, do trước đây mang lại lợi ích không nhiều.
Theo ông Võ, khu vực nông thôn, thị trường bất động sản chính quy là không có nhưng vẫn diễn ra tình trạng chuyển nhượng đất, chưa có những trình tự thủ tục chính thức vì rất phiền hà, phức tạp. Chính vì vậy, bất động sản nông nghiệp tuy đã được xác định về khái niệm, đã có quy định pháp luật nhưng bị bỏ rơi và chưa được hình thành một phân khúc chính thức.
"Hiện nay, Nhà nước đang có chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp, đầu tư công nghệ cao. Muốn như vậy phải chính thức hóa một thị trường bất động sản nông nghiệp. Có thể bắt đầu bằng cách miễn thuế giao dịch (thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất), chỉ tính phí trước bạ ở mức thấp 0,1 - 0,2%", ông Võ nói.
Cũng theo ông Võ, Văn phòng đăng ký đất đai có thể triển khai đến tận thôn để thực hiện trình tự thủ tục rõ ràng, nhanh chóng. Đồng thời, tạo ra các chính sách ưu đãi cho các sàn giao dịch đối với bất động sản nông nghiệp để dễ dàng tích tụ đất nông nghiệp. Trong thời gian tới, phân khúc này có thể phát triển rất tốt. Tuy nhiên, vì không chính quy nên có thể dẫn đến nhiều rủi ro, nên phải có căn cứ pháp lý rõ ràng. 
Còn dưới góc nhìn của các chuyên gia khi bàn về khái niệm “bất động sản nông nghiệp”, ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng, cho rằng: "Bất động sản nông nghiệp về bản chất không khác gì các phân khúc khác, như bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản công nghiệp, nhưng điểm khác là sự khai thác hiệu quả từ nông nghiệp trên chính một mảnh đất sau quá trình đầu tư".
Hay theo TS. Nguyễn Hữu Thọ, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương: "Bất động sản nông nghiệp bao gồm quyền sử dụng đất nông nghiệp và các tài sản trên đất nông nghiệp, ví dụ như trang trại, nhà xưởng, nhà kính, liên quan đến sản xuất nông nghiệp".
 
Thực phẩm sạch là vấn đề cần quyết tâm thực hiện tại mỗi quốc gia. 
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, lại cho rằng: “Bất động sản trong nông nghiệp là khái niệm mà chưa được định nghĩa rõ, chưa được thống nhất trong xã hội cũng như giới nghiên cứu, lập pháp. Mỗi người hoạt động trong 1 lĩnh vực thì hiểu về khái niệm này 1 cách khác nhau."
Theo vị này, đứng ở góc độ xây dựng pháp luật, khi gọi các hoạt động đầu tư vào nông nghiệp là bất động sản nông nghiệp lại đang không phản ánh đúng giá trị của lĩnh vực đất trong sản xuất nông nghiệp bởi hiện thời chưa có điều kiện cần và đủ để tạo nên một khái niệm cụ thể cho cụm từ “bất động sản nông nghiệp”.
Theo ông Kiên, hiện bình quân cả nước mỗi hộ có 2,8 mảnh ruộng. Ở miền Bắc, bình quân đầu người chưa đủ 1 sào Bắc bộ, rất nhỏ lẻ, manh mún. Không chỉ vậy, mỗi hộ lại nuôi trồng, canh tác theo cách khác nhau, cánh đồng lỗ chỗ, khó áp dụng máy móc, công nghệ dẫn đến chất lượng nông sản thấp, chưa kể dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm…
Vấn đề nhức nhối đó đến nay vẫn còn là một câu hỏi khi mà thị trường nông nghiệp đang cung không đủ cầu bởi sức cầu không chỉ ngày càng lớn mà còn đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm cũng như áp lực cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
Tuy nhiên thì câu hỏi đặt ra là hiện chưa có những quy định cụ thể về hoạt động đầu tư vào bất động sản nông nghiệp cũng như còn thiếu một hành lang pháp lý chính thức để lĩnh vực này phát triển.
Như ý kiến của TS. Nguyễn Đức Kiên, ở góc độ nhà làm lập pháp thì các yếu tố hiện thời chưa đủ điều kiện cần và đủ để tạo nên một khái niệm cụ thể cho cụm từ “bất động sản nông nghiệp”. Nhưng nếu cứ để thị trường tự vận động, tự tạo ra những giá trị đủ điều kiện để thành hình một lĩnh vực mới là bất động sản nông nghiệp thì sẽ phải chờ đến bao giờ?
Mặc dù bày tỏ sự lưỡng lự trước các điều kiện còn thiếu để thành hình một thị trường bất động sản nông nghiệp thực sự nhưng theo TS. Nguyễn Đức Kiên, nếu đáp ứng được các yêu cầu như: Không chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lợi nhuận mang về cần được phân phối hợp lý thay vì chỉ hướng tới một nhóm nhất định, nâng cao chất lượng đất, chất lượng sản phẩm nông sản,... thì cũng cần xem xét và tạo điều kiện cho thị trường này phát triển.
Như vậy, có thể thấy, trước nhu cầu của người dân nói riêng và của thị trường nói chung thì việc hình thành một khái niệm lớn hơn Nông nghiệp là điều cần thiết bởi sức hút của lĩnh vực này đang rất lớn, nếu không kịp thời bắt lấy cơ hội đó thì sẽ là một điều đáng tiếc cho ngành bất động sản cũng như nông nghiệp.
Với chủ trương công nghiệp hoá nông nghiệp, đầu tư nông nghiệp công nghệ cao, việc phát triển bất động sản nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho tích tụ đất đai.
Trần Kháng (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.