Bất cập trong sản xuất kinh doanh phân bón

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những mặt hàng thiết yếu góp phần tạo ra những mùa vụ bội thu. Tuy nhiên, nếu gặp phải những sản phẩm phân bón kém chất lượng gây thiệt hại về kinh tế thì nông dân sẽ là người lãnh đủ. Đây là một trong những nỗi lo lớn nhất hiện nay của người nông dân trước hàng trăm sản phẩm phân bón đang có mặt trên thị trường. Trong khi đó, việc kiểm soát chất lượng phân bón vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập.

Thị trường béo bở

 

Việc kiểm soát chất lượng phân bón vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Ảnh: internet
Việc kiểm soát chất lượng phân bón vẫn còn nhiều khó khăn và bất cập. Ảnh: internet

Là một trong những tỉnh có diện tích cây trồng ngắn và dài ngày khá lớn với gần 80.000 ha cà phê; khoảng 13.000 ha hồ tiêu; trên 100.000 ha cao su, chưa kể diện tích lúa nước, bắp và các loại cây trồng khác… nên nhu cầu về phân bón tại Gia Lai rất lớn. Theo thống kê của cơ quan quản lý, toàn tỉnh hiện có 16 nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh; hầu hết các nhà máy này thường sản xuất theo đơn đặt hàng và mùa vụ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội bộ của đơn vị trồng cao su, mía đường… Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có khoảng 225 cơ sở kinh doanh các loại phân bón rộng khắp các huyện, thị xã, thành phố đáp ứng nhu cầu cho nông dân sản xuất.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng phân bón giả, kém chất lượng… xuất hiện ngày càng nhiều gây thiệt hại không nhỏ cho người nông dân. Nhiều vụ đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý. Những tháng đầu năm 2016, Công an tỉnh đã phát hiện một số vụ phân bón kém chất lượng trên địa bàn xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (sử dụng cá ươn làm phân bón). Tháng 10-2015, Đội Quản lý Thị trường lưu động thuộc Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh phối hợp với Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón tại địa chỉ 687 Trường Chinh (TP. Pleiku). Kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở này sản xuất phân bón và đưa ra lưu thông trên thị trường với số lượng lớn mà không có giấy phép sản xuất theo quy định.

Theo thống kê của Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh, trong năm 2015 Chi cục đã phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra 12 mẫu phân bón, kết quả kiểm nghiệm mẫu tại Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2-Đà Nẵng cho thấy 8/12 mẫu không đạt chất lượng theo chỉ tiêu công bố áp dụng. Tổng kiểm tra 104 vụ thì có đến 62 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 880 triệu đồng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất phân bón không đạt mức chỉ tiêu định lượng bắt buộc so với tiêu chuẩn; phân bón có nhãn ghi không đủ các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn… Những tháng đầu năm 2016, đoàn kiểm tra liên ngành cũng đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón tại 69 cơ sở, xử phạt 27 vụ vi phạm với số tiền trên 199 triệu đồng, tiêu hủy 1.700 bao bì giả nhãn hiệu và loại bỏ yếu tố vi phạm 120 bao bì giả…

Nhiều khó khăn trong kiểm soát thị trường phân bón

 

Theo lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật tỉnh, việc sử dụng phân bón kém chất lượng sẽ gây thiệt hại rất lớn về tiền bạc và sản xuất. Không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng mà phân bón kém chất lượng còn gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng khi thu hoạch.

Ông Lê Hồng Hà-Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh cho biết: Thời gian qua, đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập đã kiểm tra và lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm về chất lượng đối với một số sản phẩm phân bón. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là phần lớn các nhà máy thường sản xuất phân bón theo mùa vụ và phục vụ nội bộ. Bên cạnh đó, phân bón là dạng đặc thù, khi bón xuống chứng cứ vi phạm không còn nên rất khó lấy mẫu để kiểm nghiệm lại chất lượng sản phẩm. Chưa kể, theo thói quen tiêu dùng, người dân khi mua phân về bón cho cây trồng cũng thường không lấy hóa đơn, bao bì. Vì vậy khi xảy ra thiệt hại thì không có chứng cứ để cơ quan chức năng đối chứng.

 Đặc biệt, khó khăn lớn nhất hiện nay là theo quy định của Thông tư số 26/ 2012/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, doanh nghiệp có thể đem mẫu phân bón đi kiểm nghiệm lần 2 nếu không đồng tình với kết quả kiểm nghiệm lần 1 của ngành chức năng. Ngoài ra, khi phát hiện có dấu hiệu phân bón giả, người dân ít báo cho cơ quan chuyên môn để kiểm tra. Cùng với đó, tên trên bao bì những sản phẩm phân bón nhiều khi cũng cố tình nhập nhèm, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng… Thời gian tới, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phân bón để giúp nông dân sử dụng những sản phẩm đảm bảo chất lượng, hạn chế thấp nhất tình trạng phân bón kém chất lượng lưu hành trên thị trường.

 Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.

Theo vợ chồng ông Nguyễn Hồng Sinh, trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình ông được cấp năm 2005, đường hẻm rộng 7 m tiếp giáp với thửa đất của bà Nguyễn Thị Duyên. Ảnh: T.D

Cần giải quyết thỏa đáng khiếu nại liên quan đến đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng

(GLO)- Từ năm 2020 đến nay, một số hộ dân ở tổ 2 (phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã nhiều lần kiến nghị vì cho rằng cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) chồng lên đường hẻm 771/7 Phạm Văn Đồng gây ảnh hưởng đến việc đi lại và mất mỹ quan đô thị.