Cảng cá Sa Kỳ (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) những ngày cuối tháng 6, hàng chục tàu cá đang tiếp nhiên liệu để chuẩn bị ra khơi. Bởi với ngư dân, vì mưu sinh nên không thể bỏ biển, nhưng đi rồi lại cảm thấy… bấp bênh.
* Nỗi bất an
Tôi gặp Trần Hiền, thuyền trưởng tàu cá QNG 66074 TS tại cảng Sa Kỳ đang nạp nhiên liệu để tiếp tục ra khơi. Hiền không giấu sự bất an về những ngày lênh đênh trên biển sắp tới sản lượng đánh bắt giảm thấy rõ, những chuyến đi trước, tàu thu khoảng 3 tấn cá, nay chỉ còn khoảng 1 tấn. Không những vậy, rủi ro từ thời tiết và các tàu Trung Quốc luôn ẩn hiện, dù đó là vùng biển của nước mình”.
Hiền nhìn ra con tàu đang dập dềnh nơi cửa cảng nói rồi tiếp: “Bấp bênh lắm, giá xăng dầu rồi đá cây, muối… liên tục tăng, không có kinh phí ra khơi nên phải vay đầu nậu. Đầu nậu thì luôn khống chế giá bán hải sản ở mức thấp nên gần như chuyến nào cũng lỗ (giá bán từ tàu cá cho đầu nậu 32.000 đồng/kg, trong khi đầu nậu bán ra trên 50.000 đồng/kg). Chuyến gần đây nhất bị tàu Trung Quốc bắt giữ, thu hơn 500kg hải sản, 4 bình lặn, 2 thuyền thúng… thiệt hại trên trăm triệu đồng”.
Thuyền trưởng tàu QNg 9647 TS Dương Văn Giàu, 12 năm lênh đênh trên vùng biển Trường Sa lặn bắt hải sâm, trăn trở: “Chuyến đi dài ngày, nhiên liệu không thể tiếp ngay trên biển, còn quay về thì lỗ phí. Nghề ngư phủ bây giờ cứ như con tàu ra khơi mà không mang theo máy định vị. Cũng may giá hải sâm năm nay trên 1,6 triệu đồng/kg, một năm đi 5 chuyến trúng 1 chuyến cũng có lời rồi. Nhưng hải sâm bị bắt miết cũng trốn biệt, nên hiếm mới trúng”.
* Lập quỹ hỗ trợ
Khi nghe chúng tôi hỏi cần gì khi ra khơi, Phó Chủ tịch Hội nghề cá xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi Lê Trung Thành cho biết: “Cần nhiều lắm, cần hỗ trợ các loại dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu thương khi gặp tai nạn, cứu hộ khi tàu gặp bão dông, cần sự hiện hiện của hải quân, cảnh sát biển để bọn tui an tâm làm ăn”.
Một thực tế nữa khi đánh bắt dài ngày trên biển, ngư dân gặp nhiều cá. Có điều, sức tàu có hạn không đủ chỗ chứa hải sản. Vì vậy nhiều tàu cá phải ngậm ngùi vào bờ. “Lúc đó, tụi tui ước có tàu tiếp nhiên liệu, hoặc tàu ra mua trực tiếp hải sản trên biển để bọn tui tiếp tục ở lại biển đánh bắt, hiệu quả cao hơn nhiều” – ông Thành nói.
Còn theo ông Lê Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với loại tàu có công suất 400 - 500 CV, phí tổn mỗi chuyến từ Hoàng Sa và Trường Sa về đất liền ngốn vài trăm triệu đồng. Chính vì vậy, nếu có dịch vụ hậu cần ngay trên biển, ngư dân sẽ được lợi rất nhiều, bởi họ giảm được một phần chi phí, hơn nữa sự bám biển lâu dài sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Trước những trăn trở của ngư dân, ông Trương Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, đầu tư cho ngư dân là chính sách lâu dài nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển và Nhà nước. Tỉnh cũng đã có chủ trương thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân, mọi thủ tục pháp lý thành lập quỹ đã hoàn tất. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là kinh phí chưa có. Sắp tới, cả hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ngãi sẽ vào cuộc, hướng đưa ra là huy động cán bộ, chuyên viên, nhân viên… hỗ trợ một ngày lương để góp vào quỹ số vốn 500 triệu đồng mới hỗ trợ ngư dân thiết thực hơn. “Tỉnh sẽ quyết tâm để thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân trước mùa mưa bão năm nay, dự kiến trong tháng 9” - ông Nhi khẳng định.
* Nỗi bất an
Tôi gặp Trần Hiền, thuyền trưởng tàu cá QNG 66074 TS tại cảng Sa Kỳ đang nạp nhiên liệu để tiếp tục ra khơi. Hiền không giấu sự bất an về những ngày lênh đênh trên biển sắp tới sản lượng đánh bắt giảm thấy rõ, những chuyến đi trước, tàu thu khoảng 3 tấn cá, nay chỉ còn khoảng 1 tấn. Không những vậy, rủi ro từ thời tiết và các tàu Trung Quốc luôn ẩn hiện, dù đó là vùng biển của nước mình”.
Hiền nhìn ra con tàu đang dập dềnh nơi cửa cảng nói rồi tiếp: “Bấp bênh lắm, giá xăng dầu rồi đá cây, muối… liên tục tăng, không có kinh phí ra khơi nên phải vay đầu nậu. Đầu nậu thì luôn khống chế giá bán hải sản ở mức thấp nên gần như chuyến nào cũng lỗ (giá bán từ tàu cá cho đầu nậu 32.000 đồng/kg, trong khi đầu nậu bán ra trên 50.000 đồng/kg). Chuyến gần đây nhất bị tàu Trung Quốc bắt giữ, thu hơn 500kg hải sản, 4 bình lặn, 2 thuyền thúng… thiệt hại trên trăm triệu đồng”.
Ngư dân xã Bình Châu tập kết đá chuyển vào hầm tàu chuẩn bị chuyến đánh bắt xa bờ. |
* Lập quỹ hỗ trợ
Khi nghe chúng tôi hỏi cần gì khi ra khơi, Phó Chủ tịch Hội nghề cá xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi Lê Trung Thành cho biết: “Cần nhiều lắm, cần hỗ trợ các loại dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu thương khi gặp tai nạn, cứu hộ khi tàu gặp bão dông, cần sự hiện hiện của hải quân, cảnh sát biển để bọn tui an tâm làm ăn”.
Một thực tế nữa khi đánh bắt dài ngày trên biển, ngư dân gặp nhiều cá. Có điều, sức tàu có hạn không đủ chỗ chứa hải sản. Vì vậy nhiều tàu cá phải ngậm ngùi vào bờ. “Lúc đó, tụi tui ước có tàu tiếp nhiên liệu, hoặc tàu ra mua trực tiếp hải sản trên biển để bọn tui tiếp tục ở lại biển đánh bắt, hiệu quả cao hơn nhiều” – ông Thành nói.
Còn theo ông Lê Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, với loại tàu có công suất 400 - 500 CV, phí tổn mỗi chuyến từ Hoàng Sa và Trường Sa về đất liền ngốn vài trăm triệu đồng. Chính vì vậy, nếu có dịch vụ hậu cần ngay trên biển, ngư dân sẽ được lợi rất nhiều, bởi họ giảm được một phần chi phí, hơn nữa sự bám biển lâu dài sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc.
Trước những trăn trở của ngư dân, ông Trương Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, đầu tư cho ngư dân là chính sách lâu dài nằm trong chiến lược phát triển kinh tế biển và Nhà nước. Tỉnh cũng đã có chủ trương thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân, mọi thủ tục pháp lý thành lập quỹ đã hoàn tất. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là kinh phí chưa có. Sắp tới, cả hệ thống chính trị của tỉnh Quảng Ngãi sẽ vào cuộc, hướng đưa ra là huy động cán bộ, chuyên viên, nhân viên… hỗ trợ một ngày lương để góp vào quỹ số vốn 500 triệu đồng mới hỗ trợ ngư dân thiết thực hơn. “Tỉnh sẽ quyết tâm để thành lập quỹ hỗ trợ ngư dân trước mùa mưa bão năm nay, dự kiến trong tháng 9” - ông Nhi khẳng định.
Theo SGGP