Ban Lung ngày cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Còn hai ngày nữa là Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 nên khác với những ngày trong năm, chuyến xe đò từ Pleiku sang Ban Lung chỉ lèo tèo vài người khách. Không khí lành lạnh và cái ồn ào vội vã ngày cuối năm như đã để lại phía sau-thị trấn Chư Ty của huyện biên giới Đức Cơ.

Sáng Xuân, nắng ấm dù trời vẫn còn sương. Con đường từ Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh chạy dài qua Ozadav, Borkeo xanh mởn lộc non và chồi biếc những vườn đào lộn hột, hồ tiêu, cà phê hai bên đường.

 

Phố Ban Lung. Ảnh: Nguyên Anh
Phố Ban Lung. Ảnh: Nguyên Anh

Ban Lung là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Rattanakri cách biên giới Việt Nam-Campuchia hơn 70 km đã phát triển rất nhanh trong khoảng chục năm trở lại đây với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang trồng cao su, khai thác lâm sản và khoáng sản. Riêng kiều bào có khoảng trên 700 hộ, phần lớn đều từ các tỉnh miền Tây nam bộ sang đây từ những năm 70-80 thế kỷ trước, người sang muộn hơn cũng đã trên dưới chục năm. Tuy sống xứ người đã lâu nhưng bà con vẫn giữ phong tục, tập quán như ở quê nhà, nhất là trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Thấy chúng tôi bước qua cổng, chị Bảy đang lúi húi trên chiếc phản gỗ kê ngoài sân lập tức ngừng tay đon đả mời chúng tôi vào nhà. Tôi lại gần, chị đang chuẩn bị mấy thứ cho mâm cỗ: một con gà vừa vặt xong lông, mấy củ hành tây, miếng thịt heo… Rót nước mời khách, chị Bảy phân trần: năm nay ở lại nên cũng phải chuẩn bị mấy món để cúng ông bà!

Anh Phạm Văn Ninh được bà con tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Rattanakiri đã hơn 2 năm nắm rất rõ gia cảnh của từng gia đình người Việt ở thành phố Ban Lung giải thích thêm cho tôi: Chị Châu Thị Liên (tên thường gọi là chị Bảy) quê ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Chị tham gia cách mạng từ năm 1968 (làm y tá) ở huyện A 20, Đồng Tháp. Năm 2000, gia đình có chuyện đau buồn (con trai chị bị tai nạn mất) rồi có người bà con mời sang.

Đất lành, chim đậu, thấy ở đây làm ăn được, vậy là anh chị thuê nhà ở và “nấn ná” đã 12 năm. Cứ đến Tết thì về Đồng Tháp, riêng năm nay thêm gia đình cô con gái sang đây mở tiệm uốn tóc nên cả nhà quyết định ở lại ăn Tết bên này. “Vậy là mấy ngày nay công việc cứ búi lên, hổng lo hổng được chú à, Tết mà!”-chị Bảy cười. Đã ngoài lục tuần, người phụ nữ từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ và đã sang xứ người hơn chục năm nhưng vẫn giữ nguyên nét mộc mạc của người miền Tây Nam bộ, giờ nhận thêm công việc không lương: Phó Chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Rattanakiri.

 

Tác giả trên phố người Việt ở Ban Lung. Ảnh: Nguyên Anh
Tác giả trên phố người Việt ở Ban Lung. Ảnh: Nguyên Anh

Chị Bảy tặc lưỡi: Chị còn khỏe, bà con thương nên bầu mình làm, mình cũng phải cố gắng? Thì ra Hội Việt kiều Ratanakiri “mạnh” như nhiều người nhận xét là có sự góp phần của những con người này đây, là anh Ninh có thể quên về nhà nhiều ngày liền để cùng kiều bào lo việc đưa tiễn hài cốt Quân Tình nguyện Việt Nam hồi hương, đón cán bộ Tổng hội ở Phnom Pênh về làm việc; chuyện làm khai sinh của mấy cháu mới sinh; là chị Bảy “đảm đang” với những công việc hậu cần không tên…

Rời nhà chị Bảy, anh Ninh đưa tôi qua xóm chợ, vào thăm nhà anh Nguyễn Nhạn. Bàn thờ đã được anh bày biện trang nghiêm, hai bên treo hai câu liễn bằng giấy. Anh Nhạn quê gốc ở Tây Ninh, năm 1980 sang làm ăn ở Phnom Pênh rồi mới sang Ban Lung vài năm nay.

Anh có một cơ sở gia công đồ mộc mỹ nghệ, chủ yếu là bàn ghế, đôn… toàn gỗ nhóm một. Chà nhám, đánh bóng, phun PU mặt bàn (đường kính 1,2-1,3 mét, dày hơn 10 cm) mỗi chiếc 20-30 USD, đôn thì ít hơn, chỉ 5 USD. Tuy vậy theo anh nói thì “thu nhập cũng được!”. Chúng tôi tiếp tục sang thăm nhà anh Hồ Ngọc Tuấn gần khu chợ Ban Lung.

Tuấn người Tây Sơn, Bình Định, trước đi thanh niên xung phong làm đường bên này. Sau đó về quê, đến năm 1989-1990 qua Ban Lung lập nghiệp. Gia cảnh anh khá sung túc: vợ anh có một sạp hàng trong chợ, còn nhà anh một gian bán cà phê (khách khá đông), gian kia cho một gia đình người Việt thuê lại bán phở. Vẫn bán hàng như ngày thường nhưng bàn thờ gia tiên được anh bày giữa nhà ở phía trong, trên bàn thờ chưng bánh và hoa quả, nghi ngút khói hương. Nếu không có những tấm biển quảng cáo bằng chữ Khơ-me treo hai bên tường nhà, tôi cứ tưởng mình đang ở Gia Lai.

Vòng qua bãi đỗ xe khách, gặp lại anh Chín Biển, người tôi quen hai tháng trước khi mới qua Ban Lung lần đầu. Vẫn nhanh nhẹn như mọi khi, Chín Biển cho biết nhà anh và một số gia đình nữa đã hùn nhau từ trước để nấu bánh chưng “năm nay không đặt mua nữa, làm nhiều để cúng ba ngày Tết và cho sắp nhỏ ăn luôn”, gói xong cả rồi, chiều nay là nổi lửa.

Dạo hết mấy con phố người Việt ở Ban Lung, tuy nhà nào cũng chuẩn bị Tết khá tươm tất nhưng không thấy không khí ngày cuối năm như ở bên ta. Thiếu tiếng còi xe inh ỏi, thiếu hình ảnh tất bật của người đi mua sắm, vội vội vàng vàng mà vẫn cảm thấy như quên chưa mua gì…

Tết này khác với những Tết trước là bà con chuyền nhau mấy tờ báo Xuân Gia Lai do Ban Biên tập báo Gia Lai gởi xe khách Minh Trang chạy tuyến Pleiku-Ban Lung đưa sang (từ tháng 10-2012, báo Gia Lai gởi báo biếu Hội Việt kiều Rattanakiri mỗi kỳ báo 5 tờ). Nhiều người tâm sự, nhờ đọc báo biết được đời sống đồng bào Gia Lai ngày càng khấm khá, bà con rất mừng. Và trong câu chuyện, không ít người bùi ngùi nhắc đến quê nhà bởi Tết Việt ở Ban Lung khá buồn. Mặc dù bà con vẫn tổ chức cúng rước ông bà, vẫn bánh tét, bánh chưng, hạt dưa, vẫn sang nhà thăm hỏi nhau và nâng ly rượu mừng Xuân song vẫn cảm thấy như thiêu thiếu một cái gì.

Phải rồi, đó là quê hương!

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

Ayun Pa: Xứng tầm khu kinh tế động lực vùng Đông Nam

(GLO)- Phát huy lợi thế là trung tâm vùng kinh tế phía Đông Nam tỉnh, sau hơn 11 năm thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quyết tâm của chính quyền và sự đồng lòng của người dân, thị xã Ayun Pa đã từng bước khai thác tiềm năng và nội lực, đạt nhiều thành tựu quan trọng.
Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

Ia Grai: Hướng đến phát triển bền vững, toàn diện

(GLO)- Năm 2018, thời tiết diễn biến phức tạp, giá cả các mặt hàng nông sản giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Ia Grai. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự giám sát của HĐND huyện, sự điều hành của UBND huyện, kinh tế-xã hội huyện vẫn tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả tích cực.
Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

Kông Chro: Vững vàng trên chặng đường mới

(GLO)- Sau 30 năm thành lập, huyện Kông Chro đã có sự phát triển mạnh mẽ, đầy hứa hẹn. Bộ mặt đô thị và nông thôn đang đổi mới từng ngày, đời sống nhân dân các dân tộc trong huyện từng bước được cải thiện và nâng cao.
Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

Đak Pơ: Sức bật từ tam nông

(GLO)- Sau 15 năm thành lập, kinh tế-xã hội của huyện Đak Pơ có bước phát triển vượt bậc. Đời sống người dân ngày một cải thiện. Có được kết quả này là nhờ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã tạo động lực giúp vùng đất thuần nông Đak Pơ phát triển mạnh mẽ.
Đất nước của những triệu phú

Đất nước của những triệu phú

(GLO)- Công quốc Monaco nằm ở một eo biển nhỏ phía Nam nước Pháp, bên bờ biển Côte dAzur, nước Pháp bao quanh 3 mặt, mặt còn lại giáp biển Địa Trung Hải. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 2,02 km2, Monaco là quốc gia nhỏ thứ 2 thế giới (chỉ sau Vatican), dân số 38.000 người-nằm trong top 10 quốc gia có dân số ít nhất thế giới. Tuy nhỏ về diện tích và ít về dân số nhưng quốc gia này có đến 1/3 dân số là triệu phú và rất nhiều tỷ phú, không có người nghèo, được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia có tỷ lệ triệu phú cao nhất thế giới. Do vậy, Monaco được mệnh danh là đất nước của những triệu phú đô la.
Xã luận: Xuân khát vọng

Xã luận: Xuân khát vọng

(GLO)- Chúng ta quyến luyến chia tay năm Mậu Tuất, bước sang Xuân mới Kỷ Hợi 2019. Với Gia Lai, năm Mậu Tuất 2018 ghi dấu ấn đặc biệt trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, khát vọng vươn lên chinh phục những tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Những ngày ở Nhật

Những ngày ở Nhật

(GLO)- Trong tâm thức của người Việt hàng thế kỷ nay, Nhật là dân tộc có nhiều điều đáng học. Tư tưởng duy tân từ cụ Phan Chu Trinh và kế tiếp là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu in đậm sử sách, ăn sâu tư duy thế hệ chúng tôi. Vì vậy, được đến nước Nhật, tận thấy cuộc sống của người Nhật từ lâu là ước muốn của nhiều người.
Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang: Tăng cường đi cơ sở để giúp dân

(GLO)- Năm qua, đồng chí Dương Văn Trang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã liên tục đi kiểm tra, thị sát cơ sở, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình, giúp cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ. Qua đó đã tăng cường sức mạnh đoàn kết, đẩy nhanh phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
Xuân về trên núi

Xuân về trên núi

(GLO)- Ở xứ cao nguyên này, mưa thì dằng dặc, triền miên, nắng thì hoang hoải, kiệt cùng. Những khoảnh khắc xuân-hạ-thu-đông dường như chỉ đỏng đảnh ghé qua chớp nhoáng trong một thời khắc nào đó, mà nếu hững hờ, sẽ khó lòng mà nhận ra.
Thưởng trà và sống chậm

Thưởng trà và sống chậm

(GLO)- Yêu thích nghệ thuật trà đạo và triết lý Phật giáo, anh Võ Thanh Hưng đã quyết tâm xây dựng một không gian thưởng thức trà đúng chất xưa. Nét xưa ấy thể hiện ngay từ cái tên Hồn Gỗ của quán cho đến cách mà anh ngồi đối ẩm cùng những người trót mê đắm hậu vị ngọt mát của các loại trà Việt.
Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

Nhiều dấu ấn trong thu hút đầu tư

(GLO)- Năm 2018, Gia Lai tiếp tục là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Minh chứng là qua 2 lần tỉnh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với TP. Hồ Chí Minh, kết quả đạt được đều rất khả quan với nhiều dự án đã được phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư.
Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

Chư Sê phấn đấu thành thị xã trước năm 2020

(GLO)- Bên cạnh việc đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, huyện Chư Sê đã tập trung mọi nguồn lực để quy hoạch, chỉnh trang đô thị, tu sửa, nâng cấp hệ thống đường giao thông, vỉa hè… nhằm hướng tới mục tiêu trở thành thị xã trước năm 2020.
Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

Chư Pưh: Kinh tế-xã hội chuyển biến tích cực

(GLO)- Năm 2017, huyện Chư Pưh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, giá trị tăng trưởng kinh tế ước đạt 10,05%. Trong đó, nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,6%, công nghiệp-xây dựng tăng 12,92%, dịch vụ tăng 13,96%; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,31 triệu đồng/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn hơn 282 tỷ đồng, đạt 104,28% kế hoạch. Tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 23.585,7 ha, đạt 101,31% kế hoạch.
Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

Ngành Y tế: Chuyển giao kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân

(GLO)- Tăng cường hoạt động phòng-chống dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục để người dân chủ động giám sát dịch tễ; triển khai có hiệu quả các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế-dân số, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến y tế cơ sở; phát triển và mở rộng dịch vụ, kỹ thuật y tế tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng...
Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

Ngày Xuân "xông đất" lực lượng đặc biệt

(GLO)- Ngày trước, khi nói về Bộ đội Biên phòng, người ta nghĩ ngay đến hình ảnh chú chiến mã phi nước đại trên đỉnh núi cao xa. Tuy nhiên, lính Biên phòng không chỉ có ngựa mà còn sở hữu một lực lượng rất đặc biệt, đó là những chú chó nghiệp vụ cực kỳ nhanh nhạy, thông minh. Những ngày đầu Xuân Mậu Tuất, chúng tôi có dịp lên xã Ia Mơr (huyện Chư Prông) thăm Cụm Cơ động Chó nghiệp vụ 3-Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ trên toàn tuyến biên giới các tỉnh Tây Nguyên.